Clifford Stoll | Gián điệp mạng (Chương 21)

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 11 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley nhận trợ cấp từ Bộ Năng lượng (DOE), cơ quan kế vị của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử. Có lẽ bom hạt nhân và nhà máy năng lượng nguyên tử đã mờ nhạt dần trong màn sương mù của lịch sử, hoặc giả việc phân hạch nguyên tử không còn hấp dẫn như trước kia nữa. Bất kể lý do là gì, thì DOE cũng không còn là đội ngũ năng nổ từng khởi công xây dựng các nhà máy năng lượng nguyên tử cách đây hai thập niên nữa. Tôi nghe người ta đồn rằng trong những năm qua, tổ chức này đã trở thành một con sông tù đọng như sông Missisippi.

DOE có thể không phải là cơ quan chính phủ nhanh nhẹn nhất, nhưng họ trả tiền cho những hóa đơn của chúng tôi. Hơn một tháng qua, chúng tôi vẫn giữ im lặng về vấn đề của mình vì sợ rằng gã hacker sẽ biết chúng tôi đang theo dõi hắn. Bây giờ, cuộc truy lùng hắn đã vượt xa phạm vi Berkeley, nên có thể an tâm kể với họ về gã hacker này.

Ngày 12 tháng Mười một, tôi gọi cho DOE và tìm người phù hợp để thông báo về vụ xâm nhập trái phép trên. Sau gần chục cuộc gọi, tôi phát hiện ra rằng không ai muốn nghe cả. Rốt cuộc, tôi tìm vị quản lý bộ phận an ninh cho các máy tính không bí mật của DOE.

Rick Carr kiên nhẫn lắng nghe tôi kể về gã hacker, thi thoảng hỏi xen vào một câu. Hắn còn hoạt động ở máy tính của các anh không?

Còn, và chúng tôi đang theo dõi sát sao mỗi khi hắn xuất hiện.

Anh chàng không có vẻ hào hứng lắm. Thế khi nào bắt được hắn, nhớ báo cho chúng tôi biết nhé.

Anh có muốn xem sổ ghi chép của tôi không? Tôi hỏi.

Không. Cứ giữ bí mật cho đến khi xong việc. Tôi phân trần rằng chúng tôi cần xin lệnh lục soát của tòa án, không quên nhắc đến sự thờ ơ của FBI. Anh có thể tác động để FBI mở cuộc điều tra không?

Không, tôi cũng mong họ làm thế, nhưng FBI không chịu nghe chúng tôi đâu.

Rick nói. Tôi muốn giúp lắm, nhưng đây không phải là thẩm quyền của tôi.

Lại là vấn đề thẩm quyền. Tôi lẩm bẩm cảm ơn, chuẩn bị cúp máy thì Rick nói: Nhưng anh thử gọi cho Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia (NCSC) xem sao.

Họ là ai vậy?

Có vẻ đây mới là nhóm mà tôi cần tìm đến.

Rick giải thích: NCSC là đơn vị anh em của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), được cho là có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo an ninh máy tính.

Xét từ cách nhấn mạnh từ được cho là của Rick, tôi đồ rằng họ không làm gì cả.

NSA tiếp chuyện công chúng từ lúc nào vậy? Tôi vốn vẫn đinh ninh rằng NSA là cơ quan chính phủ bí mật nhất.

Bộ phận an ninh máy tính là bộ phận duy nhất của NSA không được giữ bí mật, Rick nói. Vì chuyện này mà họ bị đối xử như những con vịt xấu xí trong NSA. Người ở các bộ phận bí mật trong đó không đời nào hạ mình nói chuyện với họ.

Và vì họ là một phần của NSA, nên công chúng không đời nào tin tưởng vào họ, tôi chợt nhận ra ý tứ của Rick.

Đúng vậy. Họ chịu sự ghẻ lạnh từ cả hai phía. Nhưng anh nên nói với họ về gã hacker này. Chắc chắn họ sẽ quan tâm, và biết đâu họ tìm được đúng nơi cần tiếp cận.

Cuộc gọi tiếp theo: Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia. Zeke Hanson là nhân viên trực bàn ở đó. Anh có chất giọng vui vẻ và dường như thích thú với ý tưởng âm thầm theo dõi một gã hacker. Anh muốn biết mọi chi tiết kỹ thuật liên quan đến các thiết bị theo dõi và báo động của chúng tôi.

Anh là tổng đài viên báo chặn, Zeke thông báo với tôi.

Đó là gì vậy? Tôi chưa từng nghe đến chức danh này.

Anh lắp bắp, như thể muốn rút lại lời vừa nói. Tôi tự hiểu ra ý của anh. Có lẽ NSA có hàng nghìn người theo dõi các máy điện báo trên toàn thế giới.

Tổng đài viên báo chặn à? Zeke hỏi về máy tính của tôi. Tôi giải thích: Hai máy Vax chạy Unix. Rất nhiều mạng lưới.

Trong 20 phút tiếp theo, tôi kể với anh về những lỗ hổng mà gã hacker đã lợi dụng – Gnu – Emacs, mật khẩu, những con ngựa thành Troy. Câu chuyện này đánh trúng vào mối quan tâm của anh.

Nhưng khi tôi hỏi liệu anh có xoay được cách nào để xin lệnh lục soát không, thì Zeke khựng lại.

Tôi phải trao đổi với đồng nghiệp đã.

Chà, tôi mong đợi gì chứ? Lí tưởng nhất là gọi được cho một điệp viên mạng, phân trần về việc cần xin lệnh lục soát, và anh ta sẽ tác động để FBI chịu nhúc nhích. Phải rồi. Tôi sẽ phản ứng như thế nào nếu có người gọi đến đài quan sát của mình để thông báo rằng có kẻ từ hành tinh lạ xâm nhập? Dù vậy, có lẽ tôi vẫn nên giải thích rõ vấn đề của chúng tôi. Nghe này, chúng tôi sắp bỏ cuộc rồi. Nếu không có người giúp, chúng tôi sẽ phải bỏ dở cuộc theo dõi này. Tôi đã chán phải làm tổng đài viên báo chặn bất đắc dĩ rồi.

Không có tác động nào. Cliff, tôi muốn theo vụ này, nhưng quy định không cho phép. NSA không thể tham gia vào hoạt động theo dõi nội địa, ngay cả khi được yêu cầu. Việc này liên quan đến án tù đấy.

Zeke nói nghiêm túc. NCSC hay NSA, dù anh làm việc cho bên nào, sẽ không theo dõi gã hacker của tôi. Họ có thể tư vấn cách bảo vệ máy tính và làm đầu mối liên lạc với FBI, nhưng họ sẽ không tiếp quản cuộc theo dõi này của tôi.

Xin lệnh lục soát à? Zeke sẽ lưu ý, nhưng không chủ động giúp đỡ gì nhiều.

Nếu anh không thể khiến FBI quan tâm, thì tôi nghi ngờ việc họ sẽ chịu lắng nghe chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là củng cố an ninh cho máy tính, không phải truy bắt tội phạm.

Lại một vấn đề nữa về thẩm quyền. tôi chán nản gác máy. Năm phút sau, tôi thả bước ra ngoài sảnh, vừa đi vừa tự hỏi sao mình lại đi nói chuyện với NSA.

Có lẽ Martha đã đúng. Cô ấy nói tôi đang trượt trên một sườn dốc trơn dẫn xuống vùng nước sâu. Đầu tiên, tôi gọi cho FBI, sau đó là CIA và bây giờ là NSA.

Nhưng tôi không phiền lòng vì các điệp viên này, mà bất mãn ở sự thụ động của họ. Tất cả đều kiên nhẫn lắng nghe những rắc rối của chúng tôi, nhưng không ai buồn nhấc ngón tay nào cả.

Thật bực mình. Cơ quan nào cũng có lý do chính đáng để không làm gì cả. tôi bực dọc đi đi lại lại trong các sảnh.

Đường đi lối lại ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley giống như một cơn ác mộng của những thợ sửa ống nước. Không có trần treo giả để giấu đi những đường ống và dây rợ. Nhìn lên trên, tôi thấy đường ống nước nóng và những sợi cáp ethernet màu cam. Hơi nước chạy với áp suất khoảng 100 psi, đường dây ethernet chạy với tốc độ khoảng 10 triệu bit mỗi giây.

Vai trò của các mạng máy tính của tôi cũng quan trọng không kém hệ thống hơi nước, nước, hay điện.

Có phải tôi vừa nói các mạng máy tính của tôi

không? Như vậy thì có khác gì nói đường ống nước là của thợ sửa ống nước chứ? Nhưng phải có người coi chúng là của mình, và ra tay sửa chữa những chỗ bị rò rỉ.

Một điều lạ lùng đang xảy đến với tôi. Trong tâm trạng rối bời, tôi ngồi bệt xuống đất, mắt vẫn chằm chằm nhìn lên những đường ống. Lần đầu tiên trong cuộc đời, một điều quan trọng đang hoàn toàn phụ thuộc vào tôi. Từ trước tới nay, thái độ làm việc của tôi vẫn giống như những ngày tôi làm thiên văn học – viết đề xuất, quan sát kính viễn vọng, xuất bản những bài báo, và ích kỷ tách mình khỏi những cuộc đấu tranh cũng như những vinh quang của thế giới xung quanh. Tôi không quan tâm xem liệu những cuộc nghiên cứu của mình có dẫn đến đâu không.

Lúc này đây, không ai bảo tôi phải làm gì, nhưng tôi lại có một lựa chọn: tôi có nên lẳng lặng để mọi việc lắng xuống không? Hay tôi sẽ xắn tay chống lại cả biển rắc rối này? Nhìn vào những đường ống và đường dây cáp, tôi nhận ra rằng mình không thể tiếp tục lần mò nghịch ngợm ở sân sau như một đứa trẻ kỳ cục, vô phép tắc được nữa. Tôi nghiêm túc kia mà. Tôi quan tâm. Cộng đồng mạng đang phụ thuộc vào tôi, dù rằng họ không biết điều này. Phải chăng tôi đang dần trở nên có ý thức trách nhiệm hơn (ôi, không!)?

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc thông qua Instagram

Instagram là tài khoản chính thức của @nhavantuonglai, nên thông qua kênh này bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ tác giả.

  • Tức thời và nhanh chóng

    Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

  • Thân thiện và gần gũi

    Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Instagram là kênh trao đổi công việc chính thức của @nhavantuonglai, phù hợp với các thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

  • Tin cậy

    Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

  • Chuyên nghiệp

    Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

Một vài sản phẩm đã dựng

Ép tiêu bản hoa khô

Cồn Hến sông Hương

Hoàng hôn đầm Lập An

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist