Clifford Stoll | Gián điệp mạng (Chương 51)

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 14 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Đã là tháng Sáu – mùa hè trên thiên đường. Trên đường đạp xe về nhà, tôi khoan khoái tận hưởng khung cảnh hai bên đường, những sinh viên Berkeley với những chiếc đĩa ném, những tấm ván lướt sóng, và thi thoảng là những chiếc xe mui trần mở nóc hết cỡ để bầu không khí dễ chịu ùa vào.

Khu vườn của chúng tôi nở đầy hoa hồng, cúc vạn thọ, và cà chua. Những trái dâu cũng đang chín rộ, hứa hẹn nhiều món sữa lắc hơn.

Thế nhưng Martha lại bị cầm tù trong nhà vì phải ôn bài cho kì thi pháp lí.

Thử thách cuối cùng này có vẻ còn khó hơn cả ba năm trước đó ở trường luật. Hãy thử tưởng tượng mà xem, vào mùa hè, khi tất cả mọi người đều ra ngoài chơi đùa, có người lại phải ngồi chết cứng trong lớp học chán ngắt, nhồi vào đầu hàng mớ quy định pháp lí, và đếm từng ngày đến kì thi – quả là một trò tra tấn như thời Trung cổ.

Nhưng Martha vẫn kiên cường chống chịu; nàng kiên trì đọc sách, vạch đề cương chi tiết cho từng môn với bút màu, và học nhóm với những người bạn cùng chung cảnh ngộ. Nàng rất bình tĩnh xử lí việc này; mỗi ngày nàng dành đúng 10 giờ để học bài, sau đó gấp sách lại. Aikido trở thành niềm cứu rỗi, là nơi để nàng xả hết những bực bội trong người bằng cách đấu vật với người khác.

Martha ít khi ca thán về bản chất kinh hoàng của kì thi, nhưng nó luôn hiện hữu. Nhìn nàng lúc này, tôi không khỏi nhớ về những kỉ niệm thời mình còn đi học.

Trong thiên văn học, trước tiên, bạn sẽ tận hưởng ba hoặc bốn năm trong những lớp học khó hiểu, những bài toán bất khả giải quyết, và sự khinh bỉ từ mọi người. Sau khi đã chịu đựng đủ những thứ đó, bạn được tặng thưởng một bài thi viết tám tiếng với những câu hỏi như: Đo tuổi của của thiên thạch thông qua nguyên tố Samarium và Neodymium bằng cách nào?

Nếu sống sót, bạn sẽ giành được giải thưởng danh giá là kì thi vấn đáp trước hội đồng các giáo sư uyên bác. tôi vẫn còn nhớ rõ lắm. Năm vị giáo sư ngồi dọc một chiếc bàn. Tôi hoảng hồn, cố giữ vẻ mặt bình tĩnh dù mồ hôi trên mặt đang thi nhau rơi xuống tong tỏng. Nhưng tôi vẫn cố để không bị chết chìm trong đó; tôi lắp bắp tuôn ra một tràng những từ vô nghĩa nhằm tạo ra ảo tưởng rằng mình biết chút gì đó. Chỉ thêm vài câu hỏi nữa thôi, tôi tự trấn an mình, và họ sẽ thả cho mình được tự do. Thế rồi vị giám khảo ở cuối bàn – người có nụ cười ranh ma – bắt đầu lấy dao ra để gọt bút chì.

Tôi chỉ có một câu hỏi thôi, Cliff, ông vừa nói vừa gọt bút. Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ra được gì. Tôi nhìn ra bầu trời bên ngoài với sự băn khoăn của người nguyên thủy trước đống lửa lớn. Thôi thì cứ nói, bất kể nói gì. Tán xạ ánh sáng, tôi trả lời. Vâng, là ánh sáng mặt trời bị tán xạ.

Anh có thể nói chi tiết hơn được không?

Ngôn từ như từ đâu tuôn ra, có lẽ là từ bản năng sâu thẳm của sinh tồn. Tôi lảm nhảm về phổ ánh sáng mặt trời, bầu khí quyển phía trên, và cách ánh sáng tương tác với các phân tử không khí.

Anh có thể nói chi tiết hơn được không? Tôi giải thích tại sao phân tử không khí lại có mô – men lưỡng cực, bản chất kép sóng – hạt của ánh sáng, viết nguệch ngoạc các phương trình lên bảng đen, và… Anh có thể nói chi tiết hơn được không?

Một giờ sau, tôi đổ mồ hôi ròng ròng. Câu hỏi đơn giản của thầy – một câu hỏi cửa miệng của trẻ lên năm – đã khiến tôi phải động đến nào là thuyết dao động, điện từ, nhiệt động lực học, và cả cơ học lượng tử. Tuy đang trong cảnh khổ sở như vậy, song tôi vẫn không khỏi ngưỡng mộ vị giáo sư kia.

Vậy là vào buổi sáng Chủ nhật, tôi lặng lẽ đứng nhìn Martha đang bình thản ngồi vạch dàn ý cho một môn học, mặt bàn ăn bày la liệt sách vở. Nàng sẽ đỗ, tất nhiên, nhưng tôi biết nàng đang sợ hãi như thế nào, và biết một kì thi có thể làm cho con người ta cảm thấy ngu ngốc và vô vọng ra sao. Tôi không thể làm gì để thử thách này trở nên dễ dàng hơn, nhưng ít nhất thì tôi có thể làm bữa sáng cho nàng. Tôi lẳng lặng vào nhà bếp, đập vài quả trứng… Vào lúc 9:32, gã hacker khốn khiếp lại dẫm lên dây bẫy của tôi. Máy nhắn tin kêu lên. Tôi gọi cho Steve White. Anh gọi cho Đức. Thuần thục như các cầu thủ hiệp đồng tác chiến với nhau trên sân đấu.

Steve mất một phút để lần ra được gã hacker đến từ địa chỉ 2623 DNIC 4511 0199 – 36. Trực tiếp từ Hannover. (Hoặc trực tiếp như những kết nối vệ tinh xuyên Đại Tây Dương.) Bundespost rất nhiệt tình. Chỉ sau vài phút, họ đã xác nhận rằng họ vừa bắt tay vào cuộc lần dấu. Tuyệt. Trong lúc đó, vì là người chuyền quả bóng, nên tôi mặc cũng vội quần áo và đạp xe đến phòng thí nghiệm. Sáng nay thì không có thời gian la cà trên đường rồi.

Khi đến nơi, tôi vẫn còn dư dả thời gian. Vị khách của tôi vẫn đang mải mê sục sạo các file SDINET giả mạo, cẩn thận sao chép từng file về máy tính riêng. Một file miêu tả cách sử dụng Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược để theo dõi các vệ tinh ngoài không gian. Một file khác viết rằng từ phòng thí nghiệm của tôi có thể kết nối trực tiếp đến vài máy tính của Không quân.

Gã hacker muốn thử, nhưng không thể tìm ra nơi chúng tôi cài đặt phần mềm mạng lưới. Vì vậy, hắn lùng sục toàn bộ máy tính để tìm kiếm bất cứ phần mềm nào có chứa cụm từ SDI.

Hắn tìm thấy một số, nhưng có vẻ không chương trình nào có thể làm được việc mà hắn mong muốn.

Sau đó, hắn mò mẫm vào hòm thư của Dave Cleveland. Dave đã chuẩn bị sẵn cho tình huống này rồi – anh viết một email nói rằng anh đã giấu các cổng truy cập vào SDINET. Email của anh có câu sau, Tôi đã giấu các cổng mạng của SDI, và tôi chắc chắn là sẽ không có mấy người phát hiện ra được đâu.

Chỉ nội chừng đó cũng đủ để gã hacker dành ra cả một giờ để đi săn vịt trời.

Hắn sục sạo khắp hệ thống của chúng tôi, dò dẫm để tìm cái mà hắn nghĩ là một chương trình ẩn hòng lấy đó làm một lối đi thông vào hệ thống máy tính quân sự ở khắp mọi nơi. tôi ngồi ngả người ra sau ghế, nhìn vào màn hình máy tính và mỉm cười.

Hắn mắc bẫy rồi, đang loay hoay đi tìm cổng kết nối vào mạng SDI và thực sự tin rằng hắn có thể tiếp cận được những máy tính tuyệt mật.

Và hệ thống của tôi thì trông khá nhàm chán. Bởi lẽ đúng là nó nhàm chán thật. Tôi rải rác mỗi nơi một chút thông tin bóng gió rằng những người khác đang sử dụng mạng SDI. Một nhà vật lí học đồng ý hợp tác với kế hoạch của chúng tôi và gửi email than phiền với quản lí hệ thống rằng tối hôm thứ Ba, mạng SDI không hoạt động. Một người khác viết một chương trình vô nghĩa đầy những lệnh con có những tên như SDI – link hay Copy – SDI.

Sau nhiều giờ, cuối cùng gã hacker cũng đọc được những thông tin trên, và chắc là hắn vò đầu bứt tóc ghê lắm, vì không hiểu sao những người khác lại có thể dễ dàng sử dụng mạng lưới này đến thế. Hắn cố đăng nhập vào các máy tính có tên là Sdi và Sdinetwork, cố lục lọi khắp hệ thống của chúng tôi, nhưng vô ích.

Cuối cùng, hắn bỏ cuộc và để tôi về nhà. Martha không vui, tất nhiên rồi.

Nàng đã học bài cả buổi sáng, nên giờ đói bụng và cáu kỉnh. Hai quả trứng trong chảo nhìn tôi chằm chằm, vẫn nguyên trạng từ lúc tôi đập chúng ra.

Vậy là tôi nấu một bữa sáng – trưa kết hợp với trứng ốp lết, ca cao nóng, và salad trái cây; nàng giận dữ dọn đống sách vở trên bàn, và chúng tôi cùng ngồi xuống tận hưởng chút khoảnh khắc yên bình trong căn phòng yên tĩnh đang tràn ngập ánh nắng. Cuộc sống càng trở nên kì lạ thì những khoảnh khắc này càng trở nên đáng quý, với đồ ăn, bạn bè, và trò đố chữ trên tờ Times vào ngày Chủ nhật.

Sáng thứ Hai, Teresa Brecken, quản lí hệ thống Petvax, báo rằng có người đã tấn công máy tính của cô. Hắn không vào được, nhưng đã sục sạo xung quanh để tìm chỗ sơ hở, nên chuông báo động kêu lên, và Teresa gọi cho tôi.

Hắn đã đi từ cổng kết nối của cô đến Mạng lưới Vật lý Năng lượng Cao (High Energy Physics Network – Hepnet). Điều này không có ý nghĩa gì lắm, vì chỉ có khoảng vài nghìn máy tính trên mạng này. Nhưng Hepnet gắn với Mạng lưới Ứng dụng Vật lý Không gian (Space Physics Applications Network – SPAN) do NASA vận hành. Cộng tổng lại thì trên hai mạng lưới này có khoảng trên 10.000 máy tính.

Phải chăng bấy lâu nay gã hacker đang cười vào mũi tôi? Trong lúc tôi mải canh chừng cái lỗ chuột Tymnet, phải chăng hắn nhảy điệu valse trong các mạng lưới của NASA? Bộ theo dõi của Teresa cho thấy gã hacker đến từ máy tính 6.133 của Trung tâm Dữ liệu Bão Nghiêm trọng Quốc gia thuộc Trung tâm Hàng không Không gian Goddard của NASA. Đành phải gọi điện cho họ thôi.

Nhưng tôi không thu được kết quả khả quan nào. Họ có lo ngại về khả năng bị hacker xâm nhập và cũng đã phát hiện ra một vài vấn đề, nhưng không thể cung cấp thêm thông tin. Tôi kiên trì đeo bám, rốt cuộc họ phải cho biết kết nối trên bắt nguồn từ Trung tâm Không gian Hàng không Marshall ở Huntsville, Alabama. Còn từ đó thì có giời mới biết, vì Marshall không lưu hồ sơ.

Vẫn là một người sao? Tôi nghi ngờ khả năng này. Các máy tính của NASA không phải là bí mật – NASA thực hiện các hoạt động nghiên cứu không gian dân sự và không có gì liên quan đến Sáng kiến Chiến lược Quốc phòng.

Tuy nhiên, dù sao vụ việc này cũng đáng lưu ý, nên tôi ghi lại vào sổ ghi chép. tôi lại gọi cho Mike Gibbons trong tâm trạng băn khoăn, không biết phải đợi thêm bao lâu nữa thì FBI và BKA mới nhúc nhích.

Có thể là bất cứ ngày nào, Mike trả lời. Giấy phép đã sẵn sàng, chúng tôi chỉ đang đợi thời điểm thích hợp thôi.

Hãy cho tôi con số chính xác đi, Mike. Ý anh là giờ, ngày, tuần, hay tháng?

Nhiều hơn vài ngày, dưới vài tuần.

Không biết có phải FBI đang cung cấp thông tin giả cho Laszlo Balogh hay không. Các anh đã trả lời bức thư từ Pittsburg chưa?

Mà này, nếu đội bóng chày Yankees thắng thêm trận nữa thì sao nhỉ?

Như thường lệ, Mike vẫn giữ kín những ý định của mình.

Lúc này, gần như ngày nào gã hacker cũng hoạt động trong vài phút. Có lúc hắn lấy file mới từ tài khoản SDINET, có lúc lại tìm cách xâm nhập vào các máy tính quân sự. Một lần, hắn dành nửa giờ để đoán mật khẩu truy cập vào máy tính Elxsi của chúng tôi – chả là tôi đã để lộ thông tin rằng Elxsi chính là bộ điều khiển trung tâm của SDINET. tôi tạo ra bao nhiêu tài liệu quân sử giả mạo thì hắn ngốn hết bấy nhiêu. Vì biết rằng hắn chuyển những tác phẩm của tôi đến một nhân vật nào đó ở Pittsburg, nên tôi thêm vào một chút thông tin có thể kiểm chứng như Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch phóng một vệ tinh bí mật trên tàu vũ trụ Atlantis. Bất kì ai đọc báo đều biết tin này. Nhưng tôi cho rằng trên hành trình tìm kiếm thông tin bí mật của mình, khi thấy những mảnh dữ liệu thực tế như thế này, hắn sẽ thêm phần yên tâm rằng mình vừa đào trúng mỏ vàng.

Chủ nhật, ngày 21 tháng Sáu năm 1987, vào lúc 12:37 chiều, hắn đăng nhập vào máy tính Unix của chúng tôi bằng tài khoản Sventek. Hắn kiểm tra trạng thái hệ thống và liệt kê một số file email trong năm phút. Đợt xâm nhập này có vẻ giống hệt như những lần trước.

Nhưng nó khác ở một khía cạnh quan trọng.

Đó là lần cuối cùng của hắn.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | An trú trong hiện tại (Chương 01)

Thích Nhất Hạnh | An trú trong hiện tại (Chương 01)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thanh Tâm Tuyền | Trăng phố buổi sớm

Thanh Tâm Tuyền | Trăng phố buổi sớm

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006), tên thật là Dzư Văn Tâm, là một nhà thơ, nhà văn người Việt nổi tiếng, được biết đến với những cách tân thơ ca táo bạo.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ khi bạn cần

Hỗ trợ nhanh

Bạn có thể liên lạc trực tiếp với nhavantuonglai qua số hotline đính kèm dưới đây, hoặc Instagram nếu không thích nghe điện thoại cho bất kỳ vấn đề, rắc rối nào phát sinh trong quá trình đọc lẫn trong cuộc sống của bạn.

Hỗ trợ chuyên nghiệp

Bạn có thể viết thư và gửi theo địa chỉ đính kèm dưới đây trong trường hợp cần trao đổi chi tiết, chuyên nghiệp về vấn đề bản thân, hợp tác đôi bên hoặc bất kỳ thắc mắc nào muốn được trao đổi chi tiết.

Hỗ trợ trực tiếp

Bạn có thể đề xuất buổi hẹn gặp trực tiếp trong trường hợp cho rằng vấn đề cần trao đổi chỉ có thể làm rõ thông qua đối thoại trực tiếp. Hãy liên hệ với nhavantuonglai theo các thông tin đính kèm dưới đây để sắp xếp.

Hotline

+84 88 686 7749

Email cá nhân

info@nhavantuonglai.com

Địa chỉ

Da Nang | Hue