Clifford Stoll | Gián điệp mạng (Chương 52)

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 12 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Xin chào Cliff, Steve đây. Tôi đặt cái bánh quy chocolate xuống.

Tôi vừa nhận được thông tin từ Wolfgang Hoffmann ở Bundespost. Anh ta nói rằng tuần tới, từ thứ Hai đến thứ Tư, cảnh sát sẽ trực 24/ 24 bên ngoài căn hộ của gã hacker. Họ sẽ theo dõi liên tục, và sẽ ập vào bắt giữ ngay khi hắn kết nối tới Berkeley.

Làm sao cảnh sát biết khi nào thì nên xông vào?

Anh sẽ cho tín hiệu, Cliff.

Vậy là vào lần xâm nhập tới đây của gã hacker, tôi sẽ gọi FBI và Tymnet.

Họ sẽ tiến hành lần dấu, báo với BKA của Đức, và cảnh sát sẽ xông vào căn hộ.

Cuối cùng, sau mười tháng… Liệu hắn có xuất hiện không? Nếu không thì sao? Liệu họ vẫn ập vào bắt hắn hay sẽ bỏ cuộc? Cứ theo vận đen của tôi mà xét, thì họ sẽ bỏ cuộc. tôi dành ngày cuối tuần ở nhà với Martha, tới chiều tối Chủ nhật mới đến phòng thí nghiệm. Nếu may mắn, biết đâu gã hacker sẽ xuất hiện trên tài khoản của Sventek, tôi sẽ gọi FBI, và trong lúc đang mải thu gom các file SDI vớ vẩn mà tôi tạo ra, hắn sẽ bị bắt. Tôi mường tượng cảnh hắn cuống quýt tìm chỗ giấu máy tính khi cảnh sát ập vào.

Cùng với những giấc mơ ngọt ngào đó, tôi khoan khái thu mình dưới gầm bàn làm việc, cuốn tròn trong chiếc chăn mà Martha và tôi đã làm trong mùa đông vừa rồi. Trong trường hợp máy nhắn tin không hoạt động, vẫn còn hai máy tính cá nhân túc trực, mỗi máy đều được nối dây đến một cái chuông.

Sau mười tháng ròng rã, tôi đâu chịu bỏ lỡ cơ hội lớn này chứ.

Chiều thứ Hai, ngày 22 tháng Sáu, Wolfgang báo tin: Chúng tôi đang kì vọng sẽ sớm thực hiện việc bắt giữ. Hãy thông báo cho chúng tôi ngay khi gã hacker xuất hiện.

Được rồi, tôi đang đợi đây. Cứ cách vài phút, tôi lại rảo qua trạm điều phối, nhưng mọi thứ vẫn im ắng. À, mấy nhà vật lí học đang sử dụng Tymnet để phân tích các chất siêu dẫn nhiệt độ cao. Ngoài ra không có gì khác. Hệ thống chuông báo động và dây bẫy của tôi đều đang hoạt động, nhưng không có tiếng bíp nào phát ra.

Một đêm nữa ngủ dưới gầm bàn.

Sáng thứ Ba, ngày 23 tháng Sáu, Mike Gibbons gọi từ FBI.

Anh có thể đóng cửa hệ thống được rồi, Cliff.

Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Lệnh bắt giữ đã được ban hành lúc 10 giờ sáng nay.

Nhưng tôi không thấy ai trên hệ thống của mình cả.

Không có gì khác biệt lắm đâu.

Có ai bị bắt không?

Tôi không thể nói được.

Anh đang ở đâu, Mike?

Ở Pittsburgh.

Có chuyện gì đó đang diễn ra. Nhưng Mike không chịu nói. Tôi sẽ đợi thêm chút nữa rồi mới đóng cửa hệ thống.

Vài giờ sau, Wolfgang Hoffmann báo tin: Một căn hộ và một công ty đã bị khám xét, nhưng không có ai ở nhà vào thời điểm đó. Các bản in, đĩa, và băng lưu trữ đều đã bị tịch thu và sẽ được phân tích trong vài ngày tới. Có lẽ sẽ không có thêm cuộc xâm nhập nào nữa.

Điều này có nghĩa là gì? Tôi đoán cảnh sát đã ập vào căn hộ của hắn. Tại sao họ không đợi tín hiệu từ chúng tôi? Tôi có nên ăn mừng không? Thôi kệ, dẫu sao cuối cùng chúng tôi cũng đã có thể niêm phong cửa vào của mình. Tôi thay đổi các mật khẩu Tymnet và vá lỗ hổng của Gnu – Emacs.

Phải làm gì với mật khẩu của mọi người đây? Cách duy nhất để bảo đảm một hệ thống sạch là thay đổi toàn bộ mật khẩu ngay trong đêm. Và tới sáng hôm sau thì xác nhận lại lần lượt từng người dùng. Việc này rất dễ làm nếu hệ thống chỉ có vài người. Nhưng với 1.200 nhà khoa học thì điều này là bất khả thi.

Nhưng nếu không thay đổi toàn bộ mật khẩu, thì vẫn tồn tại khả năng một gã hacker khác ăn cắp một mật khẩu nào đó. Tất cả những gì hắn cần chỉ là ăn cắp được một tài khoản mà thôi. Cuối cùng, chúng tôi vô hiệu hóa toàn bộ mật khẩu rồi yêu cầu từng người chọn mật khẩu mới. Loại mật khẩu không xuất hiện trong từ điển. tôi đặt bẫy trên tất cả các tài khoản đã bị gã hacker đánh cắp. Nếu có kẻ thử đăng nhập bằng tài khoản Sventek, hệ thống sẽ từ chối – nhưng nó sẽ ghi nhận mọi thông tin về xuất phát điểm của cuộc gọi. Cứ để hắn thử.

Martha và tôi không thể tổ chức ăn mừng lớn được vì nàng còn bận ôn thi, nhưng chúng tôi vẫn quyết định cúp học một ngày để đi chơi ở khu Bờ Bắc.

Cả hai thả bộ trên những vách núi cao mọc đầy hoa dại và ngắm sóng rầm rì vỗ vào đá hàng trăm mét phía dưới. Chúng tôi còn trèo xuống một vịnh nhỏ – bãi biển bí mật của riêng chúng tôi – và trong một vài giờ, tất cả những lo lắng của tôi đều được đẩy xa vào thế giới vô thực.

Vài ngày sau đó, thông tin từ Đức được gửi đến. Cảnh sát Hannover đã đồng thời xông vào một công ty, Focus Computer GmbH của Hannover, và căn hộ của một nhân viên thuộc công ty đó. Tại trụ sở công ty trên, họ tịch thu 80 đĩa lưu trữ, và tại căn hộ riêng, con số này là 160. Cả quản lí của Focus Computer và nhân viên trên đều đang bị tạm giam và chưa chịu khai gì.

Nhưng gã quản lí cho biết chúng cũng đã nghi ngờ mình đang bị theo dõi.

Các bằng chứng ở đâu? Tất cả đều được chuyển đến một nơi gọi là Wiesbaden để các chuyên gia phân tích.

Tệ thật, tự tôi cũng có thể dễ dàng phân tích chúng. Chỉ cần tìm từ SDINET

là được. Là cha đẻ của từ này, tôi có thể khẳng định được ngay bản in nào là đồ xịn.

Gã hacker tên gì? Mục đích của hắn là gì? Mối liên hệ của hắn với Pittsburgh là gì? Chuyện gì đã xảy ra với hắn? Phải gọi cho Mike ở FBI để hỏi thôi.

Giờ thì mọi chuyện đã xong rồi, anh có thể cho tôi biết tên hắn được không? Tôi hỏi.

Chưa xong đâu, và không, tôi không thể tiết lộ tên của hắn được, Mike trả lời với vẻ bực mình hơn thường lệ trước những câu hỏi của tôi.

Vậy tôi có thể tìm hiểu thêm về hắn từ phía Đức được không? Tôi biết tên của công tố viên.

Đừng liên lạc với người Đức. Vụ này rất nhạy cảm, không khéo anh sẽ làm rối tung mọi thứ lên đấy.

Chẳng lẽ anh không thể cho tôi biết liệu gã hacker có đang ở tù hay không à? Hay là hắn vẫn nhởn nhơ trên những đường phố ở Hannover?

Tôi không phải là người nói những chuyện này.

Vậy thì lúc nào tôi mới được biết chuyện gì đã xảy ra?

Tôi sẽ nói với anh vào thời điểm thích hợp. Tạm thời lúc này, hãy khóa kĩ các bản in của anh lại.

Khóa kĩ các bản in? Tôi nhìn quanh văn phòng của mình. Ba thùng bản giấy in các hoạt động của gã hacker nằm xen giữa những giá sách đựng các tài liệu hướng dẫn về máy tính và những cuốn sách thiên văn học. Văn phòng của tôi không có khóa, và tòa nhà này mở cửa 24/ 24. À – tủ đồ của bảo vệ có khóa. Tôi có thể đặt các thùng này phía trên bồn rửa, ở cái giá sách treo gần trần nhà. tôi tranh thủ hỏi Mike khi nào tôi có thể nghe được tin tức về vụ này.

Vài tuần nữa. Gã hacker sẽ bị truy tố và đưa ra tòa, Mike nói. Nhưng tạm thời, đừng nói gì với ai. Đừng công bố chuyện này và tránh xa đám phóng viên.

Tại sao vậy?

Bất cứ sự tiết lộ thông tin nào cũng có thể giúp hắn thoát tội. Không có đám báo chí thì vụ này cũng đủ rắc rối rồi.

Nhưng vụ này hiển nhiên quá rồi còn gì, tôi phản đối. Công tố viên Mỹ đã nói rằng chúng ta có đủ bằng chứng để kết tội hắn kia mà.

Nghe này, anh chưa hiểu hết mọi chuyện, Mike nói. Hãy nhớ lời tôi: Đừng nói gì về nó.

FBI vui mừng với thành quả của họ, mà họ cũng nên như thế. Mặc dù có vài sự khởi đầu sai lầm, nhưng Mike vẫn theo sát cuộc điều tra này. FBI không cho phép anh ta nói gì với tôi; và tôi cũng không thể làm gì để thay đổi điều đó. Nhưng anh ta không thể ngăn tôi tự tìm hiểu.

Mười tháng trước, Luis Alvarez và Jerry Nelson đã khuyên tôi đối phó với gã hacker như với một vấn đề nghiên cứu. Và cuối cùng thì cuộc điều tra cũng đã hoàn tất. Thực ra vẫn còn vài chi tiết cần tìm hiểu, nhưng những việc quan trọng đã xong rồi. Vậy mà FBI lại không cho phép tôi công bố những gì mình biết được.

Khi thực hiện một cuộc thí nghiệm, bạn sẽ ghi chép, suy nghĩ một thời gian, và công bố kết quả. Nếu bạn không làm thế, thì không ai có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của bạn cả. Mục đích cuối cùng của nó là giúp người khác khỏi đi theo vết xe đổ của bạn.

Dẫu sao, cũng đến lúc đổi gió rồi. Tôi dành phần còn lại của mùa hè để tạo ra những bức hình kính viễn vọng trên máy tính và dạy mấy lớp ở trung tâm máy tính. Công cuộc truy đuổi gã hacker đã dạy cho tôi biết cách kết nối các máy tính.

Chẳng sớm thì muộn, FBI cũng sẽ để tôi công bố thông tin thôi mà. Tới khi đó, tôi sẽ sẵn sàng. Khoảng đầu tháng Chín, tôi bắt tay vào viết một bài báo khoa học khô khan về gã hacker. Tôi chỉ cần tóm tắt cô đọng nội dung cuốn sổ ghi chép của mình ở phòng thí nghiệm – tất cả là 125 trang – thành một bài báo nhàm chán, sẵn sàng gửi nó cho một tạp chí chuyên về máy tính nào đó.

Tuy nhiên, buông bỏ dự án hacker không hoàn toàn là việc dễ dàng. Trong suốt một năm, cuộc truy bắt này đã ngốn hết cuộc sống của tôi. Tôi đã viết vài chục chương trình, bỏ bê Martha, giao du với FBI, NSA, OSI, và CIA, làm cháy đôi sneaker của mình, chôm chỉa máy tính, và có một vài chuyến bay từ bờ này sang bờ kia. Đến bây giờ, tôi lại băn khoăn không biết mình sẽ sử dụng thời gian như thế nào, khi mà cuộc sống của tôi không còn xoay quanh sự xuất hiện ngẫu hứng của một kẻ thù nào đó mà tôi không biết mặt ở nước ngoài.

Trong lúc này, cách đây 10.000 kilometer, có người đang ngồi ước ao rằng hắn chưa từng nghe đến Berkeley.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist