Clifford Stoll | Gián điệp mạng (Chương 36)

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 18 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Đêm giao thừa, chúng tôi ngồi quanh đống lửa với bạn bè, cùng nhâm nhi món cocktail trứng sữa và lắng nghe những tiếng nổ đì đùng của pháo chuột do những kẻ ngốc trong khu ném ra ngoài phố.

Nào, Martha lên tiếng, Chúng ta nên đi thôi, nếu muốn tới kịp Đêm Đầu Tiên.

Chả là San Francisco đang chuẩn bị tổ chức một bữa tiệc toàn thành phố để chào năm 1987, củng cố niềm tự hào quê hương, đồng thời cho dân chúng một lựa chọn khác để say sưa và đánh lộn. Các địa điểm ca múa nhạc và hài kịch được tổ chức tại hàng chục vị trí trong thành phố, có xe buýt đưa đón giữa các nơi.

Bảy người chúng tôi chen chúc chui vào chiếc Volvo xơ xác và nhích từng centimet đến San Francisco vì đường tắc quá. Thay vì bóp còi, người ta thò đầu ra ngoài cửa xe rồi thổi còi liên hoan inh ỏi. Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được thành phố, lúc này đang rực rỡ ánh đèn màu, gửi xe rồi nhằm hướng đến buổi nhạc hội flamenco mà đi.

Chúng tôi tìm được đường đến quận Mission, khu phố người Latin, thì thấy một nhà thờ Công giáo đông nghịt người đang tỏ vẻ sốt ruột. Một gương mặt bẽn lẽn từ phía sau tấm màn thò ra, phân bua: Thiết bị chiếu sáng không hoạt động, nên chúng tôi đang phải hoãn lại buổi diễn.

Giữa những tiếng huýt sáo và la ó, Martha đứng dậy và đẩy tôi về phía trước. Tôi vẫn còn giấy phép hành nghề thợ điện, mà nàng cũng có vô số kinh nghiệm sửa chữa máy móc cho nhiều nhà hát nghiệp dư rồi. Chúng tôi chui vào trong hậu trường. Các vũ công flamenco trong những bộ trang phục lấp lánh vừa hút thuốc vừa đi đi lại lại trên sân khấu tối om như những con hổ trong lồng; họ gõ gõ chân và nhìn chúng tôi với vẻ hoài nghi. Martha xắn tay vào gỡ rối mê cung dây rợ phía cánh gà, còn tôi đi tìm vị trí cầu chì bị phát nổ. Tôi nhanh chóng thay cầu chì, và sân khấu sáng đèn trở lại.

Các vũ công giậm chân reo hò, còn Martha cũng nhanh nhẹn cuốn gọn những sợi dây cáp cuối cùng và điều chỉnh bảng điều khiển ánh sáng. Người dẫn chương trình lôi chúng tôi lên sân khấu để cảm ơn. Sau khi trốn thoát được ánh đèn sân khấu, chúng tôi đắm mình tận hưởng những điệu nhảy flamenco và những bài hát faro; những con người cau có và lo âu mà chúng tôi đã thấy ở sân khấu tối tăm trước đó vụt biến thành những vũ công thanh lịch.

Chúng tôi lẩn ra ngoài và thấy một chiếc xe buýt do một bà lão làm tài xế, xét cả ngoại hình và giọng nói của bà đều giống hệt diễn viên. Bà lão dũng cảm điều khiển chiếc xe qua những con phố đông đúc, và rồi chúng tôi đến trước cửa Tòa nhà Phụ nữ ở Đường 18 lúc nào không hay. Nhóm Wallflower Order đang nhảy và kể chuyện về chủ nghĩa nữ quyền cùng những cuộc đấu tranh xã hội.

Một điệu nhảy kể về Wu – Shu, một con khỉ trong thần thoại Trung Quốc đã đánh bại những lãnh chúa tham lam và trả lại đất đai cho người dân. Ngồi ở ban công, tôi nghĩ đến những con khỉ trong chính trị – liệu tôi có phải là móng vuốt của các lãnh chúa không? Hay tôi là một con khỉ thông minh, đứng về phía người dân? Vì không thể khẳng định được, nên tôi quên béng gã hacker và tận hưởng những vũ điệu.

Cuối cùng, chúng tôi cũng hòa vào đám đông nhảy múa quên trời quên đất theo giai điệu của một ban nhạc R&B với ca sĩ chính là Maxine Howard, một ca sĩ đầy cảm xúc và là một trong những phụ nữ khêu gợi nhất thế giới.

Cô mời khán giả lên sân khấu nhảy cùng, và cả đám chúng tôi hè nhau nâng Martha lên đó, mặc cho nàng tha hồ phản đối. Chỉ sau vài phút, nàng cùng những nạn nhân đồng cảnh ngộ đã vượt qua nỗi sợ sân khấu và cùng nhau hợp thành một dàn nhạc hát điệp khúc khá ăn ý, thi thoảng còn làm các cử động tay chẳng khác gì ban nhạc Supremes. Tuy chưa bao giờ thích nhảy múa, nhưng tới khoảng hai giờ sáng, chính tôi cũng nhảy nhót và xoay vòng với Martha, có lúc còn nâng bổng nàng lên cao.

Sau khi đã vui chơi thỏa thích, chúng tôi ghé vào ngủ ở nhà một người bạn trong quận Mission. Tôi cảm giác mình chưa ngủ được bao lâu (mặc dù lúc đó đã là 9 giờ sáng hôm sau), thì máy nhắn tin lại kêu lên, đánh thức tôi dậy.

Sao chứ? Gã hacker làm việc cả vào ngày đầu năm ư? Hãy cho tôi nghỉ ngơi đi! Nhưng tôi cũng không thể làm được gì nhiều. Hacker hay không hacker, tôi nhất quyết sẽ không làm phiền Steve White vào sáng sớm đầu năm. Dẫu sao, tôi nghĩ có lẽ Bundespost cũng bó tay vào dịp lễ lạt thế này. Nhưng lý do quan trọng nhất là tôi đang ở cách phòng thí nghiệm tới 20 kilometer. tôi cảm thấy như mình đang bị bó chân buộc tay trong lồng trong khi gã hacker tha hồ tung hoành ngoài kia. Nếu hắn muốn chọc tức tôi, thì có cách đấy: Cứ xuất hiện vào lúc tôi chẳng làm được gì.

Không biết làm gì ngoài lo lắng, tôi leo lên giường cố ngủ lại. Martha vòng tay ôm tôi, và chẳng mấy chốc, cơn lo lắng biến mất. Thôi nào anh yêu, cô thì thầm. Cho gã hacker nghỉ lễ đi. Tôi vùi đầu vào gối. Dẫu hắn xuất hiện hay không, chúng tôi cũng sẽ ăn mừng năm mới. Ngủ nốt buổi sáng ở nhà bạn, khoảng giờ trưa, cả đám lại lên đường về nhà. Claudia đón chúng tôi bằng một bản sonata bằng violin… Đêm giao thừa, cô đã chơi nhạc ở bữa tiệc của triệu phú nào đó.

Martha hỏi về công việc của cô. Món canape trông hấp dẫn lắm, Claudia trả lời. Chúng tôi phải ngồi nhìn chằm chằm vào món đó hàng giờ liền, sau rồi có người thấy đáng thương quá nên mang đến mời chúng tôi một ít. Họ còn có cả cá hồi xông khói, trứng caviar, dâu nhúng chocolate và…

Martha cắt ngang: Ý tôi muốn hỏi cô chơi nhạc gì.

Ồ, chúng tôi chơi một bản sonata của Mozart, và mọi người cũng vui vẻ hát theo. Rồi họ chuyển sang yêu cầu những bài khó chịu như My Wild Irish Rose. Tôi tưởng mình phát ốm, nhưng dù gì họ cũng trả tôi 125 dollar cho hai giờ kia mà. Chỗ đó cũng trên đường về nhà mẹ, nên tôi gửi chó ở đó, rồi đi mua sắm loanh quanh ở Santa Rosa…

Martha nhắc đến bữa sáng – trưa kết hợp. Chúng tôi vào bếp trộn bột bánh và làm món salad trái cây thì đột nhiên máy nhắn tin lại vang lên.

Khốn kiếp thật. Lại là gã hacker. Martha buông câu chửi thề, nhưng tôi không kịp nghe nàng nói gì vì đã ba chân bốn cẳng chạy tới chỗ máy Macintosh và quay số đến phòng thí nghiệm.

Được rồi, gã hacker đã đăng nhập bằng tài khoản Sventek. Có vẻ hắn đang sử dụng mạng Milnet, nhưng phải tới phòng thí nghiệm tôi mới dám khẳng định chắc chắn. Trong lúc này, nên gọi cho Steve White thì hơn.

Nhưng không kịp rồi, gã hacker đã biến mất trong vòng một phút. Hắn đang chơi trò vui của năm mới.

Chỉ còn cách nhặt nhạnh lấy những mẩu dữ liệu. Tôi nuốt vội chiếc bánh rồi đạp xe tới phòng thí nghiệm. Ở đó, hoạt động chào mừng năm mới của gã hacker đã được lưu trữ trên máy in của tôi. Tôi viết vội trên bản in, bên cạnh những dòng lệnh của hắn.

Ái chà! Gã hacker đã xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của Không quân để tìm kiếm những dự án bí mật của Không quân. Ngay cả một nhà thiên văn học cũng khá khẩm hơn hắn ở khoản này. Nhưng hắn đã nhanh chóng hiểu ra: Tôi chưa từng thấy những thứ như thế này. Từ trước đến giờ tôi vẫn nghĩ nhà hát là nơi để xem kịch, không phải để phát triển tiềm lực hạt nhân. Gã hacker này chắc chắn không phải đang chơi đùa rồi.

Và hắn không dừng lại ở việc đọc tiêu đề các tài liệu này – hắn kết xuất cả 29 tài liệu ra máy in. Từng trang, từng trang đều chứa đầy những thông tin lập lờ của quân đội như:


TIÊU ĐỀ: Vấn đề an ninh quốc gia về vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học.

CHI TIẾT: Những tài liệu liên quan đến cảnh sát quân đội nội địa và hải ngoại về ứng dụng của năng lượng hạt nhân, sử dụng vũ khí hạt nhân và hóa học, và phòng vệ sinh học liên quan đến an ninh quốc gia và việc quản lý khủng hoảng ở tầm nội địa. Những tài liệu bao gồm nghiên cứu, hành động, hướng dẫn có liên quan đến Tổng Thống, Hội đồng An Ninh quốc gia, Thư ký An ninh Quốc gia của Tổng thống, và những nhóm và ủy ban liên bộ xử lý những vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến vũ khí hạt nhân, hóa học và phòng thủ sinh học.

Đến đây thì máy in của tôi bị kẹt giấy. Cái máy Decwrite cổ lỗ sĩ này đã làm việc mẫn cán suốt 10 năm qua, và giờ đây nó cần được điều chỉnh lại bằng một cái búa tạ. Khốn kiếp thật! Đúng lúc gã hacker liệt kê các kế hoạch của Lục quân về bom hạt nhân ở mặt trận Trung Âu, thì cái máy in lại đốc chứng.

Do không biết gì về các nhà hát ở Trung Âu, nên tôi gọi cho Greg Fennel ở CIA. Thật ngạc nhiên, anh bốc máy vào cả ngày đầu năm mới.

Chào Greg – cơn gió nào khiến anh đi làm vào ngày đầu năm vậy?

Anh biết đấy, thế giới không bao giờ ngủ.

Này, anh có biết gì về các rạp chiếu phim ở Trung Âu không? Tôi giả vờ hỏi ngu.

Có, một chút. Chuyện gì vậy?

Không có gì nhiều. Gã hacker vừa xâm nhập vào một máy tính nào đó của Lục quân ở Lầu Năm Góc.

Điều này liên quan gì đến phim ảnh?

Tôi không biết, tôi nói, nhưng có vẻ hắn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển tiềm lực cấu trúc hạt nhân ở các mặt trận Trung Âu.

Ôi anh ngốc này! Đó là chiến lược vũ khí của Lục quân. Chúa ơi! Làm sao hắn lấy được thứ này?

Bằng các mánh khóe thông thường của hắn thôi. Đoán mật khẩu để vào cơ sở dữ liệu Optimis Lục quân tại Lầu Năm Góc. Trông nó giống như một danh sách trích dẫn các tài liệu của Lục quân.

Hắn còn lấy được gì nữa?

Tôi không biết. Máy in của tôi bị kẹt giấy. Nhưng hắn tìm kiếm những từ khóa như SDI, Tàng hình và SAC.

Những thứ trong truyện tranh. Tôi không rõ Greg đang nói đùa hay nghiêm túc. Nhưng có vẻ anh ta cũng nghĩ về tôi như thế.

Nhắc đến chuyện này, làm sao các điệp viên biết rằng không phải tôi đang lừa gạt họ? Vì với tất cả những gì họ biết, có thể tôi đang bịa ra mọi chuyện.

Greg không có lý do nào để tin cậy tôi cả – tôi không được cấp phép an ninh, không có cấp bậc, đến cả áo khoác dài hầm hố cũng không nốt. Uy tín của tôi vẫn chưa được kiểm chứng, trừ khi họ do thám sau lưng tôi. tôi chỉ có một lớp phòng vệ duy nhất trong tình huống thiếu sự tin tưởng này: các dữ liệu thực tế.

Nhưng ngay cả khi họ tin tưởng tôi đi chăng nữa, thì chắc gì họ đã động chân động tay làm gì. Greg giải thích: Chúng tôi không thể cử Teejay ra nước ngoài rồi phá cửa xông vào nhà người khác, anh biết đấy.

Nhưng anh có thể tìm kiếm quanh đây xem ai chịu trách nhiệm cho chuyện này được không? Tôi lại mường tượng ra cảnh những điệp viên trong bộ áo khoác dài.

Greg bật cười. Không ai làm thế cả. Tin tôi đi – chúng tôi đang xử lý vụ việc này rồi. Và tin tức mới này sẽ càng khiến mọi việc diễn ra nhanh hơn.

Chỉ có thể moi được chừng ấy thông tin từ CIA, tôi không dám chắc liệu họ có quan tâm thực lòng hay không nữa.

Vào ngày 2 tháng Một, tôi gọi đến văn phòng FBI ở Alexandria và cố nài họ nhắn lại cho Mike Gibbons. Nhưng nhân viên trực trả lời bằng giọng khô khốc: Đặc vụ Gibbons không còn phụ trách vụ việc này nữa. Chúng tôi đề nghị anh liên lạc với văn phòng Oakland.

Tuyệt! Đặc vụ FBI duy nhất am hiểu về mạng đã bị rút khỏi vụ này. Không có lời giải thích nào được đưa ra.

Và lại đúng vào lúc chúng tôi cần đến FBI. Wolfgang vẫn đang mòn mỏi chờ lệnh lục soát từ tùy viên tư pháp Mỹ ở Bonn. Một tuần chờ đợi, và giấy tờ vẫn chưa thấy đâu. Đến lúc phải gõ cánh cửa khác rồi.

Chắc chắn NSA sẽ muốn biết về việc rò rỉ dữ liệu ở máy tính của Lầu Năm Góc. Zeke Hanson tại Fort Meade trả lời.

Có phải thông tin của Lục quân đến trực tiếp châu Âu không? Zeke hỏi.

Vâng, nhưng tôi không biết địa điểm chính xác, tôi nói. Có vẻ là Đức.

Anh có biết chúng sử dụng hãng liên lạc quốc tế nào không?

Xin lỗi, tôi không biết. Nhưng nếu thông tin này là quan trọng, tôi có thể tìm lại kỹ hơn trong các tài liệu của mình.

Tại sao NSA lại muốn biết ai đã truyền tải luồng dữ liệu này nhỉ? À, tất nhiên rồi. Người ta đồn rằng NSA ghi lại toàn bộ mọi cuộc trao đổi xuyên Đại Tây Dương. Biết đâu họ đã kịp ghi lại phiên kết nối này.

Nhưng không thể có chuyện này được. Lượng thông tin đi qua Đại Tây Dương mỗi ngày là bao nhiêu? Giả dụ có 10 vệ tinh và nửa tá đường dây cáp xuyên Đại Tây Dương, mỗi thứ lại xử lý 10.000 cuộc gọi. Như vậy, NSA sẽ cần tới vài trăm nghìn máy ghi âm hoạt động liên tục. Và số đó mới chỉ phục vụ việc lắng nghe lưu lượng thông tin qua điện thoại – ngoài ra còn có tin nhắn máy tính và dữ liệu truyền hình nữa. Chà, việc tìm ra một phiên kết nối cụ thể gần như là bất khả thi, ngay cả khi có sự trợ giúp của các siêu máy tính. Nhưng có một cách khác, dễ dàng hơn. Hãy xem liệu NSA có thể thu được dữ liệu bị thiếu hay không? Các phiên kết nối diễn ra vào ngày đầu năm bị gián đoạn vì máy in kẹt giấy, tôi nói với Zeke, nên tôi bị thiếu một giờ dữ liệu hoạt động của gã hacker. Anh có thể khôi phục được chứ?

Zeke có vẻ thận trọng. Dữ liệu đó quan trọng đến mức nào?

À, tôi không dám khẳng định, vì vẫn chưa tận mắt thấy nó. Phiên kết nối này bắt đầu lúc 8 giờ 47 phút ngày đầu năm. Anh có thể hỏi xem có ai ở Fort Meade biết cách tìm được phần còn lại của lưu lượng dữ liệu từ phiên kết nối này không?

Khó đấy.

NSA lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe nhưng lại câm như hến mỗi khi tôi đặt câu hỏi. Nhưng nếu quả thực họ quan tâm, thì hẳn họ đã gọi cho tôi để so sánh kết quả điều tra của họ với chúng tôi. Tôi cứ chờ có người hỏi xem bản in của mình. Nhưng không có ai cả.

Về chuyện này, hai tuần trước, tôi nhờ Zeke Hanson ở NSA tìm kiếm một địa chỉ điện tử. Khi lần đầu tiên lần dấu một đường dây dẫn đến châu Âu, tôi đã chuyển địa chỉ đó cho Zeke. Không biết anh ta đã làm gì với nó.

Anh đã tìm ra địa chỉ DNIC đó xuất phát từ đâu chưa? Tôi hỏi.

Xin lỗi Cliff, thông tin này không có sẵn. Zeke nói mập mờ.

Thật may, Tymnet đã tìm ra được địa chỉ này. Steve White chỉ mất vài giờ.

Có lẽ NSA có rất nhiều chuyên gia điện tử tài ba và thiên tài máy tính để lắng nghe mọi liên lạc trên thế giới. Tôi cứ băn khoăn về điều đó. Ở đây, tôi chỉ đưa ra cho họ hai vấn đề tương đối dễ dàng – tìm một địa chỉ và xem lại một luồng dữ liệu. Biết đâu họ đã làm rồi, chỉ là họ không cho tôi biết mà thôi. Nhưng tôi đồ rằng họ cứ ung dung nấp đằng sau tấm màn bí mật và chẳng chịu làm gì cả.

Còn có thể thông báo cho một cơ quan nữa. OSI của Không quân. Các thám tử của Không quân cũng không làm được gì nhiều với gã hacker, nhưng ít nhất thì họ cũng có thể tìm ra được máy tính của ai đang để hớ hênh.

Giọng nói khàn khàn của Jim Christy cất lên ở đầu dây bên kia. Vậy đó là hệ thống Optimis của Lục quân phải không? Tôi sẽ gọi vài cuộc và gõ đầu vài đứa. Tôi hy vọng là anh nói đùa.

Vậy là năm 1987 bắt đầu bằng một lưu ý không mấy hay ho. Gã hacker vẫn tự do tung hoành trên các hệ thống máy tính của chúng tôi. Đặc vụ duy nhất của FBI có năng lực đã bị rút khỏi vụ này. Các điệp viên không chịu hé răng, còn NSA có vẻ lãnh đạm. Nếu không có tiến triển gì sớm, thì tôi cũng sẽ bỏ cuộc.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc thông qua Instagram

Instagram là tài khoản chính thức của @nhavantuonglai, nên thông qua kênh này bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ tác giả.

  • Tức thời và nhanh chóng

    Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

  • Thân thiện và gần gũi

    Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Instagram là kênh trao đổi công việc chính thức của @nhavantuonglai, phù hợp với các thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

  • Tin cậy

    Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

  • Chuyên nghiệp

    Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

Một vài sản phẩm đã dựng

Ép tiêu bản hoa khô

Cồn Hến sông Hương

Hoàng hôn đầm Lập An

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist