Clifford Stoll | Gián điệp mạng (Chương 56)

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 8 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Khi bắt đầu cuộc săn đuổi này, tôi chỉ coi mình là một người thực hiện những công việc tầm thường: chăm chú làm những gì được phân công, tránh né giới chức trách, và không can dự vào những vấn đề quan trọng. Tôi không quan tâm và đứng ngoài vòng xoay chính trị. Thực ra, tôi cũng mơ hồ tự nhận mình là người thuộc phong trào cánh tả hồi những năm 1960, nhưng chưa bao giờ nghĩ xem công việc của mình có liên quan đến xã hội như thế nào. Có lẽ tôi chọn thiên văn học vì nó ít can hệ đến những vấn đề trên Trái đất.

Giờ đây, sau khi đã trượt xuống cái hố tới một thế giới khác như cô bé Alice trong truyện Alice ở xứ sở thần tiên, tôi thấy rằng trường phái cánh tả và cánh hữu cùng hòa hợp với nhau trong sự tương thuộc lẫn nhau về máy tính.

Cánh hữu xem an ninh máy tính là điều cần thiết để bảo vệ các bí mật quốc gia; những người bạn cánh tả của tôi thì lo lắng về quyền riêng tư bị xâm phạm khi kẻ xấu rình mò và chôm chỉa các ngân hàng dữ liệu. Những người theo trường phái chính trị ôn hòa lại nhận ra rằng máy tính kém an ninh sẽ gây tổn thất về tiền bạc khi dữ liệu của chúng bị những kẻ bên ngoài khai thác.

Máy tính đã trở thành một mẫu số chung, vượt qua những ranh giới về trí tuệ, chính trị, hay pháp luật; và nó là một yếu tố cần thiết, bao trùm thế giới và bắc ngang qua mọi thế giới quan.

Sau khi nhận ra điều này, tôi trở nên chủ động – gần như là phát cuồng – về an ninh máy tính. Tôi quan tâm đến việc bảo vệ các ngân hàng dữ liệu dễ bị tổn thương của chúng ta. Tôi thắc mắc về tình hình của các mạng lưới tài chính, nơi mỗi phút lại có hàng triệu dollar di chuyển vòng quanh. Tôi giận dữ khi thấy Cục Dự trữ Liên bang không hề tỏ ra quan tâm, và không khỏi thất vọng trước thực tế rằng kẻ cắp cứ ngày một nhiều. tôi chỉ quan tâm đến vấn đề này sau khi rất nhiều điều xấu xa đã xảy ra. Tôi ước rằng chúng ta sống trong một thời đại hoàng kim nào đó, nơi những hành vi đạo đức được coi là mặc định; nơi những lập trình viên giỏi tôn trọng quyền riêng tư của người khác; nơi chúng ta không cần lập các hàng rào lớn nhỏ cho máy tính của mình. tôi rất buồn khi rốt cuộc lại thấy những lập trình viên tài năng chuyên tâm tìm cách xâm nhập máy tính bất hợp pháp. Thay vì phát triển những phương pháp mới để giúp đỡ lẫn nhau, những kẻ phá hoại lại mải lo tạo virus và bom logic. Kết quả là gì ư? Hễ phần mềm gặp sự cố là mọi người lại đổ lỗi cho virus, các phần mềm ở miền công cộng không được ai đoái hoài, và các mạng lưới máy tính trở thành nguồn gốc gây ra những sự nghi ngờ.

Những mối lo ngại về an ninh quả thực sẽ phá vỡ luồng thông tin tự do, trong khi tiến bộ về khoa học và xã hội chỉ có thể xảy ra trong một không gian mở. Mối nghi ngờ mà các hacker mang đến sẽ gây cản trở cho công việc của chúng ta, buộc các quản lí hệ thống phải ngắt kết nối với các cộng đồng khác.

Đúng, chúng ta vẫn có thể chế tạo ra những máy tính và mạng lưới có độ an ninh cao – những hệ thống mà kẻ bên ngoài không thể dễ dàng xâm nhập.

Nhưng những hệ thống ấy thường lại khó sử dụng. Và chậm chạp. Và đắt đỏ. Trong khi chi phí liên lạc bằng máy tính vốn đã quá cao rồi – cộng thêm việc mã hóa cùng các cơ chế xác thực tỉ mẩn sẽ chỉ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Một mặt khác, dường như các mạng lưới của chúng ta đang trở thành mục tiêu (và là kênh trung gian) cho hoạt động gián điệp ở quy mô quốc tế. Mà nếu là một điệp viên tình báo, tôi sẽ làm gì nhỉ? Để thu thập các thông tin mật, có thể tôi sẽ đào tạo để một mật vụ biết nói tiếng nước ngoài, đưa anh ta đến một đất nước xa xăm, cung cấp cho anh ta tiền để đi hối lộ, rồi ngồi nhà lo lắng rằng biết đâu anh ta sẽ bị bắt hay bị cung cấp thông tin giả mạo.

Hoặc tôi có thể thuê một lập trình viên máy tính bất hảo. Gián điệp kiểu này thì không cần phải đi đâu cả. Rủi ro gây ra những sự cố đáng xấu hổ mang tầm quốc tế cũng thấp. Mà cũng rẻ nữa – chỉ cần một vài máy tính nhỏ và một vài kết nối mạng là xong. Thông tin thu về còn nóng hổi nữa chứ, vì được lấy thẳng từ hệ thống xử lý văn bản của các mục tiêu bị tấn công.

Ngày nay, chỉ có duy nhất một quốc gia không thể tiếp cận bằng điện thoại: Albania. Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của hoạt động gián điệp? Ôi chao! Tôi đang nghĩ gì thế này? Tôi có phải là gián điệp đâu, tôi chỉ là một nhà thiên văn học đã bỏ bê khoa học quá lâu rồi.

Trong lúc tắt bộ theo dõi và cuộn dây cáp lại, tôi chợt nhận ra rằng suốt một năm qua, tôi đã lạc vào một mê cung. Tôi cứ nghĩ mình đang đặt bẫy, hóa ra chính tôi lại mắc bẫy. Trong lúc gã hacker tìm kiếm các máy tính quân sự, tôi lại dò dẫm ở nhiều cộng đồng khác nhau – trên các mạng máy tính và trong chính phủ. Hành trình của hắn đưa hắn đến 30 – 40 máy tính; hành trình của tôi lại tiếp cận cả chục tổ chức.

Hành trình truy đuổi của tôi đã thay đổi. Tôi cứ nghĩ mình đang săn lùng hacker. Tôi tưởng rằng công việc của mình không có gì liên quan đến gia đình hay đất nước mình. Suy cho cùng, tôi chỉ đang thực hiện công việc được giao thôi mà.

Bây giờ, khi các máy tính trong phòng thí nghiệm đã được tăng cường an ninh, các lỗ hổng đã được vá lại, tôi thong thả đạp xe về nhà, hái một vài quả dâu để làm món sữa lắc cho Martha và Claudia.

Những con tu hú sẽ đẻ trứng ở các tổ khác. Còn tôi sẽ quay về với thiên văn học.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Edgar Allan Poe | Ligeia

Edgar Allan Poe | Ligeia

Edgar Allan Poe là nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ Mỹ. Poe là ông tổ của thể loại truyện trinh thám và hình sự.

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 08)

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 08)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ khi bạn cần

Hỗ trợ nhanh

Bạn có thể liên lạc trực tiếp với nhavantuonglai qua số hotline đính kèm dưới đây, hoặc Instagram nếu không thích nghe điện thoại cho bất kỳ vấn đề, rắc rối nào phát sinh trong quá trình đọc lẫn trong cuộc sống của bạn.

Hỗ trợ chuyên nghiệp

Bạn có thể viết thư và gửi theo địa chỉ đính kèm dưới đây trong trường hợp cần trao đổi chi tiết, chuyên nghiệp về vấn đề bản thân, hợp tác đôi bên hoặc bất kỳ thắc mắc nào muốn được trao đổi chi tiết.

Hỗ trợ trực tiếp

Bạn có thể đề xuất buổi hẹn gặp trực tiếp trong trường hợp cho rằng vấn đề cần trao đổi chỉ có thể làm rõ thông qua đối thoại trực tiếp. Hãy liên hệ với nhavantuonglai theo các thông tin đính kèm dưới đây để sắp xếp.

Hotline

+84 88 686 7749

Email cá nhân

info@nhavantuonglai.com

Địa chỉ

Da Nang | Hue