Niên lịch miền gió cát | Chương 06
Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.
· 10 phút đọc.
Ngã ba sông Alder – Thú điền viên giăng câu bắt cá húng tôi phát hiện thấy mực nước sông chính đã xuống thấp đến độ một con chim dẽ giun ven bờ có thể rảo chân đi lại ở nơi trước kia là vùng nông cho cá hồi. Nước sông ấm đến nỗi chúng tôi nhúng mình xuống vũng sâu nhất mà không kêu toáng lên vì lạnh. Ngay cả sau khi tắm mát, đôi ủng lội nước của chúng tôi vẫn nóng ran như giấy tẩm hắc ín dưới ánh nắng mặt trời.
Quả như điềm báo, chuyến đi câu cá tối hôm đó thật đáng thất vọng.
Chúng tôi xin dòng sông cá hồi, và nó trả lại cho chúng tôi một con cá bống. Đêm hôm ấy, chúng tôi ngồi quanh một cái lò hun đuổi muỗi và bàn bạc kế hoạch cho ngày hôm sau. Chúng tôi đã vượt hơn 300 cây số đường bụi bặm nóng nực để đến đây, hòng một lần nữa cảm nhận sức kéo mãnh liệt của dòng sông hay một con cá hồi cầu vồng. Nhưng đáng tiếc lại chẳng có bóng dáng con cá hồi nào ở đây cả.
Thế nhưng, chúng tôi chợt nhớ ra, đây là một con sông đa nhánh. Xa hơn về phía thượng nguồn, chúng tôi từng nhìn thấy một ngã ba sông hẹp và sâu, được tiếp nước bởi các con suối lạnh buốt, nước ồng ộc chảy bên những bức tường các cây tổng quán sủi (alder) khép kín. Một con cá hồi tự trọng sẽ làm gì trong thời tiết nóng nực thế này? Cũng như chúng tôi thôi: nó sẽ lội ngược về thượng nguồn.
Sáng sớm tinh mơ hôm sau, khi một trăm con chim chích cổ bạc cũng quên rằng thời tiết mát lịm ngọt ngào này sẽ nhanh chóng biến mất, tôi leo xuống bãi sông ướt sương đêm và đặt chân vào địa phận ngã ba sông Alder. Một con cá hồi đang ngoi lên ngay phía thượng nguồn. Tôi kéo dây câu, lòng thầm mong nó sẽ luôn mềm và khô như thế. Sau khi áng chừng khoảng cách thả câu với một hai cú lia thử, tôi liền quăng dây thả câu mồi ruồi cách chỗ con cá vừa ngụp lặn khoảng 30 centimet. Những chặng đường thiêu đốt, lũ muỗi mòng, và con cá bống mắc dịch kia đã rơi vào quên lãng. Con cá hồi đớp mồi cái bập, và lập tức tôi có thể nghe thấy tiếng nó giãy giụa dưới đáy sông phủ một lớp lá tổng quán sủi.
Một con nữa, dù to hơn, trong lúc đó đã trồi lên ở vùng nước bên cạnh, nằm ở chóp điểm lèo lái tàu chỗ các cây tổng quán sủi ken dày thành bụi rậm rạp khó lòng xuyên thủng. Một bụi cây trong hàng ngũ đó, với thân màu nâu bắc ngang qua giữa nhánh sông, khẽ rùng mình như đang nén một cú cười khẩy, tỏ vẻ chế nhạo bất cứ miếng mồi ruồi nào mà thần thánh hay người phàm vô tình quăng chỉ một phân quá lạm và mắc kẹt vào cành nhánh rậm rì của nó.
Tôi ngồi trên một hòn đá giữa sông đủ lâu để hút hết một điếu thuốc lá, mắt ngắm nhìn con cá hồi ngoi lên bên đuôi lùm cây hộ vệ của nó, trong lúc cần và dày câu của tôi đang mắc trên các nhánh Tổng quán sùi (Frangula alnus) để hong khô trên bãi sông ngập nắng. Và rồi, hãy thận trọng nào, chỉ một chút nữa thôi. Cái hồ nước đó còn lặng quá. Một cơn gió nhẹ đang cuộn thổi và chỉ vài phút nữa thôi sẽ làm mặt hồ lay động, giúp cho cú quăng cần câu hoàn hảo mà tôi chuẩn bị ngắm vào chính giữa hô thêm phần sát ca.
Nó sẽ đến, một cơn gió đủ mạnh để hất một con bướm cánh mốc từ thân cây tổng quán sủi đang cười nhạo kia rơi xuống mặt hồ.
Thời cơ đã chín muồi! Quấn cuộn dây đã khô lại và đứng giữa dòng, cần câu sẵn sàng trên tay. Nó đang đến rồi, một luồng run rẩy truyền xuống từ cây hoàn diệp liễu trên quả đồi báo hiệu cho tôi kéo ra nửa cuộn dây câu, rồi nhẹ nhàng đưa cần tới lui để lấy tinh thần sẵn sàng khi ngọn gió chạm đến mặt hồ. Các bạn nhớ đấy, không được rút dài hơn nửa cuộn dây câu! Mặt trời giờ đã lên cao, và bất cứ một bóng đen nào vút qua trên đầu cũng có thể đánh động cho con mồi của tôi về số phận đang cận kề của nó. Chính lúc này đây! Cuộn dây câu phóng hết gần ba mét cuối, và con ruồi nhựa hạ cánh uyển chuyển ngay gốc cây tổng quán sủi nọ – cậu chàng cắn câu rồi! Tôi ra sức kéo con cá ra khỏi khu rừng ẩn náu. Nó cố lội về cuối sông. Nhưng cũng chỉ vài phút sau là chàng ta cũng nằm lọt thỏm giãy giụa trong giỏ đựng cá.
Tôi ngồi suy tư trên tảng đá trong niềm hân hoan, ngẫm nghĩ trong lúc chờ cuộn dây khô, về dòng đời của cá hồi và con người. Rằng chúng ta mới giống lũ cá làm sao: luôn sẵn sàng, nhưng không hăm hở, để đớp lấy bất cứ thứ gì mới lạ mà ngọn gió của số phận đưa đẩy ném xuống dòng sông thời gian! Và sau đó chúng ta hối hận nhường nào vì đã quá hấp tấp, mồm mắc vào lưỡi câu giấu trong miếng mồi tưởng rằng béo bở kia. Dù vậy, tôi nghĩ bản tính sẵn sàng vẫn hàm chứa giá trị của nó, bất luận mục đích cuối cùng là thanh cao hay đê hèn. Một người đàn ông, một con cá hồi, hay một thế giới cẩn trọng thái quá thì thật nhàm chán biết bao! Có phải lúc nãy tôi đã nói là tôi chờ đợi vì muốn cẩn trọng không? Thực tế thì không phải đâu. Sự cẩn trọng duy nhất mà những người câu cá cần là thứ để tạo đà cho một cơ hội khác, có lẽ kéo dài hơn lần trước.
Đến lúc quay lại công việc rồi – chẳng mấy chốc nữa bầy cá sẽ ngừng ngoi lên. Tôi lội ra chóp điểm lèo lái tàu đến khi nước lên đến hông, lấc cấc thò đầu vào trong bụi cây tổng quán sủi đang run rẩy, và đảo mắt nhìn quanh. Gọi chỗ này là một khu rừng quả cũng không sai! Những vòm cây xanh đan dày vào nhau tạo nên một mái vòm đen như phủ muội than trên đầu, dày đến độ bạn không thể vung nổi một cành dương xỉ chứ đừng nói đến một cái cần câu lên cao quá ngọn cây. Và ở đằng kia, gần như đang cọ sườn vào bờ đất tối, là một con cá hồi to lớn đang lười biếng lăn qua lăn lại trong lúc đang hút tụt một con bọ vào miệng.
Không có cơ để theo đuôi con vật ở đây, ngay cả khi nó đang bận rộn với con bọ xấu số. Nhưng ở phía xa cách chừng gần 20 mét, tôi nhìn thấy ánh sáng chiếu xuống trên mặt nước – một cửa khác ra khỏi bụi rậm.
Quăng câu thả mồi về phía cuối nguồn ư? Chuyện nghe có vẻ bất khả, nhưng nó cần phải được thực thi.
Tôi thoái lui và trèo lên bãi sông. Lặn lội qua những bụi cây phượng tiên và cây tầm ma cao đến cổ, tôi đi đường vòng qua bụi cây tổng quán sủi um tùm về phía khoảng rừng thưa phía trước. Với những bước nhẹ nhàng như loài mèo để tránh đánh động nước trong bãi tắm của ông hoàng cá hồi, tôi lội xuống nước, và đứng yên như tượng trong vòng năm phút để mọi thứ lắng xuống. Trong lúc đợi, tôi bung dây câu, thoa dầu bôi trơn, để khô, rồi cuộn vào tay trái tầm 10 mét dây. Đó cũng là khoảng cách giữa tôi và cửa vào khu rừng.
Bây giờ là lúc cho cơ hội tốt hơn! Tôi thổi lên con ruồi mồi của mình một hơi cuối cùng, đặt nó xuống dòng chảy dưới chân, và nhanh chóng tháo từng vòng dây trong tay ra. Sau đó, trong lúc sợi dây bắt đầu trải thẳng ra khi con ruồi dần bị hút tụt vào trong khu rừng, tôi nhanh chân lội về phía hạ nguồn, căng mắt ra nhìn vào bên trong vùng tối để dõi theo vận may của con ruồi. Qua một vài khoảng trống được chiếu sáng le lói, tôi nhìn thấy con ruồi vẫn đang trơn tru trôi theo dòng nước. Nó vòng qua khúc quanh.
Chẳng mấy chốc, trước cả khi bước chân khuấy nước của tôi làm lộ tẩy cú lừa này, nó đã chạm đến hồ nước tối. Tức thì, tôi nghe thấy tiếng con cá to lớn nhao đến con ruồi; tôi ghì dây câu, và trận đấu chính thức bắt đầu.
Không một người thận trọng nào lại dám liều để mất một con ruồi mồi đáng giá một đô – la và lưỡi câu để kéo một con cá hồi về đầu suối qua một hàng phòng thủ hình răng lược gồm cành nhánh cây tổng quán sủi rào quanh khúc cua của con suối. Nhưng, như tôi đã nói, người cẩn trọng quá thì không câu được cá. Từng tí một, trong lúc thận trọng thu dây, tôi kéo được con cá lên khỏi mặt nước và cuối cùng thì cho nó yên vị trong giỏ câu.
Giờ tôi có thể thú nhận với bạn là không có con nào trong số ba con cá này phải bị chặt đầu, hay bẻ quặt làm đôi, để nhét vừa cái giỏ quan tài của chúng. Cái đáng nói ở đây không nằm ở kích thước các con cá, mà là việc thử sức vận may. Thứ đong đầy không phai là cái giỏ, mà là những kỷ niệm của tôi. Như bầy chim chích cổ trắng, tôi đã quên rằng cuối cùng thì ngày sẽ lại sáng tươi trên ngã ba sông.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 01 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 02 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 03 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 04 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 05 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 06 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 07 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 09 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 10 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 11 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 12 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 13 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 14 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 15 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 16 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 17 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 18 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 19 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 20 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 21 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 22 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, toàn tập tại đây.