Aldo Leopold | Niên lịch miền gió cát | Chương 17
Niên Lịch Miền Gió Cát như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn từ và cả triết học. Bằng việc ghi chép lại những thay đổi của sinh vật tại khu trang trại ở Wisconsin.
· 10 phút đọc.
Những kẻ ngoại lai xâm lăng giống như phường trộm cắp hay giúp nhau, giữa những loài ký sinh gây hại cũng tồn tại các hình thức cộng tác. Mỗi khi một loài gây hại bị thành lũy tự nhiên chặn đứng, một loài khác sẽ thế chỗ và tìm ra cách mới để vượt qua bức tường đó. Cuối cùng, số lượng các vị khách không mời mà đến này sẽ được phân bổ ra đều đặn cho mỗi khu vực vùng miền.
Bởi thế, khi số lượng loài chim sẻ nước Anh giảm xuống cùng với số lượng loài ngựa, vị trí của chúng được loài chim sáo đá thay thế, vốn sinh trưởng mạnh mẽ trên những vùng đất bị máy kéo cày xói. Loài rệp vừng trên cây hạt dẻ, vốn không thể tùy tiện di cư ra khỏi vùng cây dẻ mọc, nay được bệnh nấm cây dù nối chân (loại nấm nguồn gốc từ Hà Lan này lại có thể lây lan ra ngoài giống cây chủ). Bệnh nấm gỉ sắt trên cây thông trắng, từng bị chặn đứng bởi những cánh đồng cỏ trụi cây, thì nay đã tìm ra lối cửa hậu mới và đang hành quân xuống khu vực dãy Rocky (Thạch Sơn) trải dài từ Idaho đến California.
Những kẻ ký sinh lậu vé này bắt đầu xuất hiện từ khi con người đổ bộ. Peter Kalm, một nhà thực vật học người Thụy Điển đã phát hiện rằng phần lớn các loài cỏ dại châu Âu đã bén rễ ở New Jersey và New York từ năm 1750. Khi lưỡi cày của những người khai phá làm nên ruộng vườn tươi xốp thì cũng là lúc những loài cỏ này phát triển tràn lan mạnh mẽ.
Những giống loài khác sau đó tràn đến từ bờ Tây và ngay lập tức ưu ái hàng héc – ta đất đã được cày xới dưới vó ngựa và gia súc. Trong những trường hợp đấy, tốc độ phát tán của cỏ dại thường nhanh đến không theo kịp: cứ mỗi mùa xuân về là ta đã thấy một loại cỏ dại mới lên ngôi. Một ví dụ điển hình là khi loài cỏ lúa mì (Bromus tectorum) xâm lấn những chân đồi và dãy núi phía tây bắc.
Để phòng trường hợp bạn có một cái nhìn quá tích cực về thành tố mới này, cỏ lúa mì không phải là một loại cỏ tạo nền đất mùn. Nó là một giống cỏ thường niên như cỏ đuôi cáo hay cỏ càng cua; mỗi độ thu về, nó sẽ tàn lụi đi để rồi tiếp tục ra hạt nảy mầm vào cùng mùa thu đó hay mùa xuân năm sau. Ở châu Âu, môi trường sống của nó gói gọn trong những lớp rơm mục nát lợp trên mái nhà. Trong tiếng Latin, chữ tectum có nghĩa là mái nhà, vì thế cái tên khoa học của nó có nghĩa là Cỏ mọc trên mái nhà. Một thứ cỏ có thể sống được trên nóc một ngôi nhà thì chắc chắn sẽ sống tốt trên đỉnh chóp đầy dinh dưỡng nhưng khô nóng này của châu Mỹ.
Ngày nay, màu vàng mật ong phủ lên những ngọn đồi chạy dọc theo dãy núi hướng tây bắc không đến từ loại cỏ búi tóc và cỏ lúa mạch hữu ích nữa. Trái lại, nó đến từ loại cỏ lúa mì hạ đẳng giờ đây đã thế chỗ những loài cỏ bản địa trước kia. Những người lái xe mô – tô trầm trồ trước những dải đồi uốn lượn hút tầm mắt không có nhận thức gì về điều này. Anh ta không nhận ra rằng ngay cả những ngọn đôi cũng tô điểm cho gương mặt mình bằng một lớp tro tàn sinh thái.
Nguyên nhân của việc thế chân này là do chăn thả gia súc quá mức. Khi đàn gia súc quá tải nhai nuốt và giẫm đạp hết bất cứ thứ cây cỏ nào ở những chân đồi, cần có một cái gì đó mọc lên để che phủ lớp đất trơ ra trần trụi. Và cỏ lúa mì đã thực thi nhiệm vụ đó.
Cỏ lúa mì mọc thành từng bụi rậm rạp và mỗi đầu ngọn cỏ lại mọc ra một búi hạt thóc phủ đầy gai nhọn, khiến cho gia súc không thể nào ăn được những thân cỏ lúa mì trưởng thành. Để tưởng tượng ra một con bò sẽ khổ sở thế nào khi cố nhai một búi cỏ lúa mì, bạn hãy thử đi giày cổ thấp qua một cánh đồng cỏ lúa mì. Đó là lý do tất cả những người làm đồng trên những vùng có cỏ lúa mì đều mang ủng cao cổ. Những đôi giày vải nylon ở đây chỉ dành cho vỉa hè rải nhựa và đường đi bộ mà thôi.
Bện thành một tấm thảm vàng phủ lên những ngọn đồi mùa thu, những búi hạt gai góc này có thể bốc hỏa nhanh như sợi bông vậy. Tính chất bén lửa dễ dàng này khiến cho việc bảo vệ những vùng cỏ lúa mì khỏi đám cháy đồng là điều gần như bất khả. Hậu quả là những loài thực vật có ích như cây ngải đắng hay cây mai dại bị đám lửa đẩy lên trú ẩn tít trên những đỉnh đồi cao, nơi chúng không còn là nguồn lương thực cho gia súc trong mùa đông. Những cây thông mọc ở tầng thấp, vốn là nơi trú ngụ cho hươu và các loài chim trong mùa đông, cũng vì thế mà bị đẩy lùi lên cao độ.
Với một khách du lịch trong mùa hè, việc vài đám cỏ nơi chân đồi bị cháy có vẻ không phải tổn thất gì nghiêm trọng. Anh ta không nhận ra rằng, khi đông tới, tuyết sẽ bao quanh những ngọn núi và ngăn cản gia súc cũng như thú hoang tiếp cạn. Trong khi gia súc vẫn có thể được chăn thả ở những hẻm núi, loài hươu và nai sừng tấm phải kiếm ăn ở quanh chân đồi, nếu không muốn chết đói. Dải đất cư ngự cho chúng trong mùa đông vốn đã chật hẹp, và càng đi lên mạn phía bắc thì sự chênh lệch giữa vùng cư ngụ mùa đông và mùa hè càng trở nên rõ rệt. Do đó, những cụm cây cỏ dại nơi chân đồi này, hiện nay đang ngày càng thu hẹp do các đám cháy từ cỏ lúa mì, chính là chìa khóa sinh tồn cho động vật hoang dã trong vùng. Bên cạnh đó, ẩn bên dưới những trảng cây bụi rải rác này thường là những vết tích còn sót lại của loại cỏ lưu niên bản địa. Khi đám cháy xóa sổ những bụi cây, lớp cỏ nền này sẽ bị đàn gia súc ăn sạch. Trong khi thợ săn và người chăn gia súc tranh cãi về việc ai có quyền tiếp cận vùng cư trú mùa đông trước để làm giảm gánh nặng sinh thai, loài cỏ lúa mì đang ngày càng triệt tiêu nhanh chóng những vùng cư ngụ ấy.
Bên cạnh việc làm bầy hươu chết đói hay gây nhiệt miệng cho đàn bò, loài cỏ lúa mì còn gây ra vô số những khó chịu lẻ tẻ khác, dù tiểu tiết nhưng vẫn đáng được kể ra. Cỏ lúa mì xâm lấn vào các cánh đồng cỏ linh lăng khiến cho năng suất thu hoạch rơm giảm xuống. Nó chắn đường bầy vịt con trong lúc chúng di chuyển từ cái tổ trên vùng đất cao xuống mé nước thấp. Nó xâm chiếm các vùng đất thấp xung quanh những khu cây lấy gỗ, khiến cho các chồi cây thông không mọc được; điều này đe dọa việc sinh sản của cây, kèm theo nguy cơ gây cháy rừng.
Tôi đã trải qua một trong những tiểu tiết khó chịu đó khi đi qua một cửa khẩu tiếp giáp với phía bắc California và bị một nhân viên kiểm dịch khám xe và hành lý. Anh ta giải thích rằng mặc dù California luôn chào đón du khách, họ cần chắc chắn rằng trong hành lý của tôi không chứa loài động thực vật gây hại nào. Tôi hỏi anh ta đang nói đến loài gây hại nào.
Anh ta liệt kê một danh sách dài các loài gây hại cho vườn tược cây trái, nhưng lại không hề đả động đến thảm cỏ lúa mì vàng đã trải dài từ dưới chân anh ta đến khắp những ngọn đồi ở bốn phương tám hướng.
Cũng giống như với loài cá chép, sáo đá, hay cây hoa kế Nga, những vùng bị cỏ lúa mì xâm lấn buộc phải tiếp nhận và tìm ra những giá trị hữu ích của kẻ xâm phạm này. Những cọng cỏ lúa mì non vẫn là nguồn thức ăn ẳ cho gia súc (con cừu mà bạn vừa xẻ thịt chắc hẳn đã gặm bông cỏ lúa mì trong những ngày đầu xuân mơn mởn), cỏ lúa mì cũng giảm xói mòn đất sau khi bầy gia súc càn quét những cánh đồng. (Vòng tròn sinh thái luẩn quẩn này đủ khiến cho chúng ta suy ngẫm.) Tôi vẫn lắng nghe cẩn thận để xem phương Tây đã học cách sống chung với lũ và chấp nhận cỏ lúa mì, hay họ vẫn đang coi nó như một thử thách cần loại bỏ, nhằm chuộc lại những lỗi lầm trước kia trong việc sử dụng đất đai. Và tôi nhận thấy ai ai cũng đều tuyệt vọng bế tắc. Và cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hề tỏ ra tự hào về việc canh tác và thuần hóa những cây những con hoang dã, hay xấu hổ trong việc sở hữu một mảnh đất cằn cỗi suy kiệt. Chúng ta khoe khoang trong các phòng hội thảo hay các ban biên tập về xây cối xay gió để bảo toàn năng lượng, nhưng khi ra ngoài thì chúng ta thậm chí còn chối là mình sở hữu một cái cuốc hay cây lao.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 01 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 02 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 03 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 04 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 05 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 06 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 07 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 09 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 10 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 11 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 12 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 13 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 14 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 15 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 16 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 17 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 18 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 19 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 20 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 21 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 22 tại đây.
Đọc Niên lịch miền gió cát, toàn tập tại đây.