Niên lịch miền gió cát | Chương 20

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

 · 25 phút đọc.

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

Nền văn hóa người thượng cổ thường gắn liền với thiên nhiên hoang dã. Do đó, loài bò rừng không chỉ là nguồn thức ăn cho người thổ dân châu Mỹ, mà còn là nguồn cảm hứng cho kiến trúc, trang phục, ngôn ngữ, nghệ thuật, và tín ngưỡng của họ.

Trong thế giới ngày nay, nền tảng văn hóa ấy đã ít nhiều dịch chuyển, nhưng đâu đó vẫn tồn tại những cội rễ văn hóa tự cổ xưa này. Ở đây, tôi muốn bàn đến giá trị của gốc gác hoang dã đó.

Không ai có thể cân đo đong đếm được văn hóa, nên tôi sẽ không tốn thời gian làm chuyện đó. Dựa trên ý kiến chung của những người có đầu óc, giá trị văn hóa luôn tồn tại trong các loại hình thể thao và trải nghiệm đưa chúng ta quay trở về với thiên nhiên. Tôi mạn phép đưa ra ý kiến rằng có thể chia các giá trị ấy thành ba nhóm chính.

Trước hết là nhóm giá trị thể hiện qua những trải nghiệm có tính nhắc nhở chúng ta về cội nguồn quốc gia và khuấy động nhận thức về lịch sử.

Nhận thức ấy có thể được gọi là tính quốc gia dân tộc (nationalism) theo mặt tích cực nhất. Trong trường hợp này, vì không côn tên gọi nào ngắn gọn hơn, tôi sẽ gọi đây là loại giá trị chân quê. Ví dụ, một cậu hướng đạo sinh lột da một con gấu trúc Mỹ làm mũ đội trước khi đi vào thám hiểm bụi liễu rậm rạp. Cậu ấy đang tái hiện lại lịch sử nước Mỹ. Ở tầm cỡ đó, cậu bé này đã sẵn sàng để đối mặt với thực tại đen tối và khốc liệt. Một ví dụ khác là một cậu bé nông dân đi vào lớp học mà người bốc lên toàn mùi chuột xạ hương vì cậu đã đi thu nhặt bẫy trước bữa sáng. Cậu ấy đang tái hiện lại vẻ lãng mạn của ngành thủ công làm lông thú. Sự phát sinh cá thể tái hiện lại sự phát sinh giống loài trong cả phạm vi xã hội và cá nhân.

Thứ hai là nhóm giá trị thể hiện qua những trải nghiệm nhắc nhở chúng ta về sự phụ thuộc của mình vào chuỗi thức ăn đất – cây – thú – người và về cơ cấu nền tảng của quần xã sinh vật. Nền văn minh tiên tiến đã làm nghẽn mạch mối quan hệ giữa đất và người này bằng máy móc và mối lái trung gian đến độ nhận thức về nó đang ngày càng trở nên mù mờ. Chúng ta cho rằng nền công nghiệp hỗ trợ chúng ta mà quên mất cái gì là thứ hỗ trợ nền công nghiệp. Cái thời mà việc giáo dục gắn liền với đất đai thiên nhiên chứ không tách rời khỏi nó đã là dĩ vãng. Bài thơ mẫu giáo kể về việc đem về nhà một tấm lông thỏ để bọc quanh em bé nhỏ là một trong nhiều chất liệu dân gian gợi cho ta nhớ rằng đã có một thời con người đi săn để tìm kiếm cái ăn cái mặc cho gia đình.

Thứ ba là nhóm giá trị thể hiện qua bất kỳ trải nghiệm nào giúp ta thực hiện những tiết chế đạo đức của tinh thần thượng võ. Công cụ để chúng ta theo đuổi thiên nhiên hoang dã cải tiến vượt bậc từng ngày, và việc sử dụng chúng với tinh thần thượng võ là một hạn chế tự nguyện. Mục đích nó đề ra là nhấn mạnh vai trò của kỹ năng thay vì công nghệ trong cuộc chơi đuổi bắt những gì hoang dã.

Một đức hạnh đặc thù trong việc theo đuổi thiên nhiên là người thợ săn không có một phòng triển lãm nào để tán dương hay bị bài thành quả của mình. Dù họ quyết định làm gì, thì lương tâm họ là trọng tài phán xét duy nhất chứ không phải một đám đông đứng ngoài chỉ trỏ. Thật khó để kể hết tầm quan trọng của điều này.

Việc tự nguyện tuân thủ một nguyên tắc đạo đức nâng cao lòng tự tôn của người thợ săn, nhưng ta không nên quên rằng việc tự nguyện phá bỏ nguyên tắc ấy sẽ làm họ tha hóa. Ví dụ, một mẫu số chung trong tất cả các bộ nguyên tắc đạo đức đi săn là không để lãng phí nguồn thịt tươi. Tuy nhiên, để săn được hai con hươu đực chính hiệu thì những tay săn hươu ở Wisconsin đã giết hại và vứt đi xác của ít nhất một con hươu cái, một con tơ, hay một con đực mới lớn. Nói cách khác, khoảng một nửa số thợ săn sẽ nã súng vào bất kỳ một con hươu nào cho đến khi bắn hạ được một con hươu đủ tuổi trưởng thành. Những xác chết phi pháp này bị bỏ lại chính nơi chúng ngã xuống. Việc săn bắt hươu như vậy không chỉ vô nhân tính, mà còn tạo đà cho sự suy đồi đạo đức ở mọi nơi khác.

Vậy thì có vẻ như, trong khi các trải nghiệm chân quê hay nối kết đất và người có thể có giá trị hoặc vô giá trị, các trải nghiệm hướng tới đạo đức đôi khi còn có giá trị về âm.

Điều này định nghĩa sơ bộ ba loại dưỡng chất sẵn có cho cội rễ trong văn hóa thiên nhiên ngoài trời của chúng ta. Nó không đồng nghĩa với việc bất cứ nền văn hóa nào cũng sẽ luôn được bồi đắp. Việc tách lọc giá trị chưa bao giờ là tự động: chỉ có một nền văn hóa khỏe mạnh mới có thể hấp thụ dinh dưỡng và phát triển. Liệu văn hóa của chúng ta có đang được nuôi dưỡng nhờ các loại hình giải trí ngoài trời hiện nay không? Thời kỳ vỡ đất khai hoang đã bung nở hai ý tưởng mà sau này trở thành cốt lõi của giá trị chân quê trong các môn thể thao ngoài trời. Một là gọn nhẹ, hai là một viên đạn một con hươu. Những người khai hoang cần phải gọn nhẹ và chính xác vì họ thiếu phương tiện đi lụi, tiền bạc, và vũ khí cần thiết để chơi chiêu cùng súng máy. Cần phải nói rõ ở đây là cả hai ý tưởng này khi mới thành hình đã được áp đặt lên chúng ta trong hoàn cảnh thiếu thốn và khiến chúng ta biến sự cần kiệm thành một đức tính quý báu.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa sau này, các ý tưởng trên trở thành tiền lệ cho tinh thần thượng võ, một sự tiết chế mà ta tự đặt ra cho môn thể thao săn bắn. Chúng trở thành nền tảng cho một truyền thống đậm chất Mỹ về tính tự chủ, lòng dũng cảm, tài đi rừng, và tài thiện xạ. Những giá trị này tuy không cầm nắm được nhưng lại không hề trừu tượng. Theodore Roosevelt là một tay thợ săn cừ khôi không phải vì ông ấy săn được nhiều chiến lợi phẩm, mà vì ông ấy thể hiện truyền thống Mỹ này theo cách mà bất cứ cậu học trò nào cũng có thể hiểu. Một thể hiện khác ý nhị và chính xác hem có thể được tìm thấy trong các tác phẩm đầu đời của Stewart Edward White. Thế nên cũng không quá sai lệch khi nói rằng những người như vậy tạo nên giá trị văn hóa qua nhận thức, cũng như định hình một hướng đi cho nó phát triển.

Sau đó là đến người buôn dụng cụ săn bắn. Anh ta là nguồn cung cấp vô hạn cho các thợ săn đủ thứ máy móc nhằm bổ trợ cho tính tự chủ, lòng dũng cảm, tài đi rừng, và tài thiện xạ, nhưng nhiều khi lại được dùng thay thế cho các kỹ năng trên. Dụng cụ máy móc đầy nhóc trong túi, lủng lẳng trên cổ, hay đung đưa nơi thắt lưng. Chỗ còn lại thì chất đầy trong cốp hay trong căn nhà kéo đằng sau xe. Mỗi thiết bị săn bắt ngày càng trở nên gọn nhẹ và tiện dụng hơn, nhưng tổng hòa các món gọn nhẹ đó lại tạo ra một mớ cồng kềnh. Việc buôn bán dụng cụ săn ngày càng tăng vọt, thậm chí được mệnh danh là giá trị kinh tế của thiên nhiên hoang dã. Thế còn các giá trị văn hóa thì sao? Chúng ta hãy xem xét ví dụ cuối cùng về người thợ săn vịt, ngồi trên chiếc thuyền thép ẩn đằng sau vật ngụy trang. Một cái máy nổ đã đưa anh ta đến nơi ẩn nấp này mà không tốn công sức gì. Bên cạnh anh ta là một hộp máy sưởi để phòng lúc gió máy trở trời. Anh ta cất tiếng gọi đàn vịt bay qua bằng một cái máy bộ đàm, cố gắng nhái chất giọng quyến rũ nhất có thể mà anh ta đã học được từ một cuốn đĩa ghi âm. Bất chấp cái máy bộ đàm, lớp ngụy trang vẫn hoàn thành nhiệm vụ và đàn vịt bắt đầu xoay vòng sà xuống. Anh ta cần phải bắn trước khi đàn vịt kịp xoay vòng lần hai, vì trong đầm lầy lúc này nhan nhản các tay thợ săn háo thắng khác giành nhau cơ hội xả đạn. Anh ta nổ súng khi còn cách khoảng hơn 60 mét, bộ van tiết lưu đa năng của khẩu súng vận hành vô hạn, và các tờ quảng cáo đã cam đoan với anh ta rằng đầu đạn Super – Z có tầm bắn dài hơn. Đàn vịt tan tác bay mất. Một vài con xước cánh loạng chạng rơi xuống chết ở đâu đó.

Liệu người thợ săn này có đang tiếp thu các giá trị văn hóa? Hay liệu anh ta chỉ đang nuôi béo lũ chồn hương? Với điểm bắn sắp tới là cách 65 mét, làm thế nào để một người có thể bắn hạ được con mồi? Đây là mô hình đi săn vịt hiện nay, phổ biến trên khắp các khu săn bắn công cộng hay tư nhân.

Ý tưởng gọn nhẹmột viên đạn một con mồi nay đã tan biến đâu mất rồi? Câu trả lời không hề đơn giản. Roosevelt không hề khinh thường khẩu súng trường hiện đại, còn White cũng tự do sử dụng nồi thiếc, lều bạt và đồ ăn khô. Bằng cách nào đó, họ đã tiết chế việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp và không bị chúng thao túng ngược lại.

Tôi không muốn tỏ ra hiểu biết về thế nào gọi là tiết chế, và đâu là ranh giới giữa các thiết bị săn bắn chính đáng và không chính đáng. Thế nhưng, ta có thể thấy rõ ngọn nguồn của thiết bị săn bắn là do ảnh hưởng văn hóa của chúng. Các dụng cụ trợ giúp tự làm tại gia thường nâng cao thay vì hủy diệt mối quan hệ giữa đất và người: người bắt được con cá hồi bằng chính lưỡi câu mình làm ra đã đạt được cùng một lúc hai thành quả.

Cá nhân tôi cũng sử dụng nhiều thiết bị được sản xuất hàng loạt. Dù vậy, vẫn cần phải có một giới hạn đề ra nhằm hạn chế mức độ các thiết bị mua bằng tiền này hủy diệt giá trị văn hóa của việc đi săn.

Không phái môn đi săn nào cũng đã bần cùng hóa đến mức độ của môn săn vịt. Những người giữ gìn truyền thống Mỹ vẫn còn tồn tại. Có lẽ việc sử dụng cung tên và chim ưng săn mồi đang đánh dấu một sự phản hồi.

Tuy nhiên, xu thế bẫy lưới lại tiến gần hơn đến cơ khí hóa, và theo đó làm giảm các giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị chân quê mang tính đạo đức giáo huấn.

Tôi có cảm giác rằng người thợ săn Mỹ đang lao đao bối rối, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Các thiết bị to hơn và tốt hơn là điều có lợi cho công nghiệp, vậy thì tại sao họ không được sử dụng chúng trong săn bắn? Họ vẫn chưa nhận ra rằng việc săn bắn ngoài trời là một thú tiêu khiển được lặp đi lặp lại từ thời thượng cổ đến nay, rằng giá trị của chúng nằm ở sự tương phản, và rằng việc cơ giới hóa tràn lan sẽ hủy hoại sự tương phản bằng cách mang các nhà máy đến nơi những cánh rừng hay đầm lầy.

Người thợ săn không có một thủ lĩnh để chỉ ra lỗi sai của họ. Các tờ báo săn bắn không còn thể hiện tinh thần thượng võ, mà trái lại đã biến thành kênh quảng cáo cho giới buôn dụng cụ săn bắn. Các nhà quản lý môi trường hoang dã thì quá bận rộn sản sinh các loài thú bị săn và không bận tâm đến giá trị văn hóa trong việc săn bắn. Vì tất cả mọi người từ Xenophon đến Teddy Roosevelt đều nói về giá trị nằm trong việc săn bắn, ai cũng nghĩ rằng giá trị này là bất khả hủy.

Đối với các môn đi săn không dùng thuốc súng, ảnh hưởng của cơ khí hóa có phần đa dạng hơn. Kính bảo vệ, máy ảnh, và vòng số hiệu cho chim hẳn nhiên chưa làm hủy hoại giá trị văn hóa của ngành điểu học. Ngoại trừ việc dùng động cơ gắn máy và thuyền thiếc, việc câu cá có vẻ ít cơ giới hóa hơn việc đi săn. Trái lại, việc di chuyển bằng ô – tô đã gần như hủy diệt bộ môn săn bắn và để lại đằng sau những mẩu thiên nhiên hoang dã đầu thừa đuôi thẹo.

Môn đi săn cáo với chó săn theo lối xưa là một ví dụ có phần trung lập và đỡ nguy hại hơn của cơ giới hóa. Đây là một trong những môn đi săn thuần túy nhất, thể hiện giá trị chân quê đồng thời thấm đượm mối tương giao giữa người với đất. Người thợ săn chủ tâm không bắn con cáo, thể hiện tiết chế đạo đức. Nhưng giờ đây chúng ta rượt đuổi con cáo bằng xe Ford! Hãy tưởng tượng giọng nói của Bugle Ann trộn lẫn tiếng còi xe ôtô rẻ tiền! Tuy nhiên, sẽ không ai đề ra ý tưởng làm một con chó săn robot, hay gắn lên mũi con chó săn một bộ van tiết lưu đa năng. Sẽ không ai nảy ra ý định huấn luyện chó bằng đĩa thu âm, hay những trò tiểu xảo đi tắt khác. Tôi nghĩ rằng những tay buôn dụng cụ săn bắn đã gặp phải đối thủ đáng gờm là loài chó săn.

Việc đổ thừa hết tội lỗi của ngành săn bắn lên các dụng cụ hỗ trợ đi săn không hoàn toàn hợp lý. Người quảng cáo nghĩ ra ý tưởng, mà ý tưởng thì hiếm khi tương xứng với dụng cụ thật, mặc dù chúng có thể vô dụng như nhau. Một trong số các dụng cụ này cần được đặc biệt nêu tên: bộ phận giới thiệu nên đi đâu. Kiến thức về vị trí săn bắn hay câu cá tốt là một tài sản hết mực cá nhân. Nó giống như cái roi, con chó, hay cây súng: một vật chỉ được cho mượn để thể hiện phép lịch sự. Nhưng nếu người ta quảng cáo nó trong các chuyên mục săn bắn như một thứ hỗ trợ việc chia sẻ thông tin thì lại là chuyện khác. Việc rải các thông tin này như một dạng dịch vụ công cộng miễn phí đối với tôi là một câu chuyện khác hẳn. Ngay cả các ban bảo tồn giờ đây cũng xì ra với bất kỳ ai chỗ nào nên đi câu cá, hay chỗ nào một bầy vịt thường đáp xuống kiếm ăn.

Những hành động chia sẻ bừa bài có tổ chức này thường làm mất đi tính riêng tư con người trong các môn săn bắn ngoài trời. Tuy tôi không phân định được đường ranh giới giữa những hành vi xác đáng hay không xác đáng, tôi tin chắc rằng các dịch vụ gợi ý đi đâu này đã làm băng hoại mọi thiết chế của lý trí.

Nếu vùng đó thuận lợi cho việc đi săn hay câu cá, thì dịch vụ gợi ý đi đâu kể trên chỉ góp phần đổ thêm dầu vào ham muốn vốn đã thừa mứa của những tay thợ săn. Nhưng nếu đó là một vùng không thuận lợi cho săn bắn, người quảng cáo sẽ phải dùng đến các thủ thuật thuyết phục hơn. Một trong các chiêu trò đó là xổ số cá, khi một trong vài con cá được ấp trong xưởng được đánh số, và ai bắt được con cá trúng giải sẽ nhận giải thưởng.

Sự lai tạp kỳ dị giữa công nghệ khoa học và trò cá cược này sẽ đảm bảo làm cạn kiệt nguồn cá trong các vùng hồ vốn đã nghèo nàn, dù nó sẽ làm các Phòng Thương mại địa phương nở mày nở mặt.

Thật dễ dàng để các nhà quản lý thiên nhiên hoang dã tách mình khỏi những chuyện thế này. Người kỹ sư sản xuất và người chào hàng cùng thuộc về một cơ quan: cả hai đều ngậm miệng ăn tiền từ cùng một chỗ.

Người quản lý thiên nhiên hoang dã đang cố gắng nuôi các con thú săn trong tự nhiên bằng cách điều khiển môi trường của nó, nhằm chuyển hóa việc đi săn từ khai thác sang nuôi trồng. Nếu việc chuyển đổi này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng thế nào lên giá trị văn hóa? Ta cần nhận thức ở đây rằng các giá trị chân quê từ trước đến nay hay đi đôi với việc khai thác cạn kiệt.

Daniel Boone thậm chí còn không chịu nổi việc nuôi trồng nông nghiệp, huống hồ là chăn nuôi trong tự nhiên. Có lẽ thái độ ương bướng của người thợ săn kỳ cựu trước ý tưởng chăn nuôi thú săn là một phần trong giá trị chân quê mà anh ta thừa hưởng. Có lẽ việc chăn nuôi thú săn gặp phải nhiều chống đối vì nó đi ngược lại với một thành tố trong truyền thống chân quê: tự do săn bắn.

Việc cơ giới hóa không tạo ra giá trị văn hóa nào để đắp đổi cho các giá trị chân quê mà nó đã tàn phá (chí ít là tôi chưa nhìn thấy điều gì xứng đáng). Việc chăn nuôi chí ít cũng đưa ra một giá trị hoán đổi, với tôi thì gần như ngang bằng: việc quản lý thiên nhiên hoang dã. Trải nghiệm quản lý các nguồn sản vật từ thiên nhiên có giá trị ngang với bất cứ hình thức canh tác nông nghiệp nào: nó nhắc chúng ta nhớ về mối quan hệ của minh với đất đai. Hơn nữa, việc này cũng đòi hỏi các tiết chế đạo đức: việc quản lý thú săn mà không dùng đến biện pháp tiêu diệt kẻ thù tự nhiên của chúng đòi hỏi mức độ tiết chế đạo đức rất cao. Ta có thể kết luận rằng việc chăn nuôi thú săn làm giảm một hệ giá trị (chân quê), nhưng lại làm gia tăng hai hệ giá trị khác.

Nếu chúng ta coi việc đi săn ngoài trời là một vùng xung đột giữa quá trình cơ giới hóa diễn ra mạnh mẽ và một truyền thống hoàn toàn bất biến, thì tương lai của các giá trị văn hóa quả thật là tăm tối. Nhưng tại sao định nghĩa về săn bắn của chúng ta lại không thay đổi tiến bộ mạnh mẽ được như danh sách dụng cụ săn bắn của chúng ta? Có lẽ đây chính là mấu chốt của việc cứu rỗi giá trị văn hóa. Cá nhân tôi tin rằng thời cơ bây giờ đã chín muồi. Các thợ săn có thể tự định đoạt cho mình tương lai phía trước.

Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự xuất hiện của một hình thức săn bắn hoàn toàn mới: nó hòa hợp với thiên nhiên, sử dụng các dụng cụ săn bắn mà không bị chúng thao túng, giải quyết vấn đề của đất đai niêm yết, và làm tăng sức chứa loài người trên một diện tích đất. Bộ môn này không có giới hạn về mùa hay số lượng. Nó đòi hỏi kỹ năng đi rừng ở thượng tầng văn hóa. Bộ môn tôi đề cập đến ở đây là nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.

Nghiên cứu thiên nhiên bắt đầu từ một chuyên ngành của các thầy tu.

Mặc dù các vấn đề nghiên cứu khó khăn và đồ sộ hơn tất nhiên luôn do các bàn tay chuyên gia tiếp quản, vẫn có rất nhiều các vấn đề phù hợp cho mọi lứa tuổi cấp độ. Trong ngành sáng chế máy móc, việc nghiên cứu đã sớm chuyển giao qua tay những người mới vào nghề. Đối với mảng nghiên cứu sinh học trong săn bắn, các nghiên cứu a – ma – tơ mới bắt đầu được chú ý đến gần đây.

Đây là lý do Margaret Morse Nice, một nhà điểu học tay ngang, đã nghiên cứu chim sáo trong sân sau nhà bà. Bà đã trở thành một chuyên gia hàng đầu thế giới về hành vi loài chim, và suy nghĩ cũng như nghiên cứu của bà đã vượt tầm vô số các sinh viên chuyên ngành trong các tổ chức chuyên nghiên cứu điểu học. Charles L. Broley, một nhân viên ngân hàng, đặt vòng quanh chân diều hâu như một thú vui. Sau đó, ông đã phát hiện ra một điều từ trước đến nay chưa ai biết, rằng có một vài con diều hâu làm tổ ở phương Nam trong mùa đông, sau đó bay lên các cánh rừng phía bắc để nghỉ ngơi. Norman và Stuart Criddle, nông dân trồng lúa mạch trên các thảo nguyên ở Manitoba, nghiên cứu động thực vật trên nông trại của mình, và sau đó trở thành các chuyên gia được công nhận trong ngành thực vật học địa phương và việc nghiên cứu vòng đời của thiên nhiên hoang dã.

Elliott s. Barker, một người chăn bò trên các rặng núi ở New Mexico, đã viết một trong hai quyển sách tuyệt vời nhất về loài sư tử trên chính các dãy núi đó. Đừng để ai nói với bạn rằng những người này vừa làm vừa chơi. Họ đơn thuần đã nhận ra rằng niềm vui tột cùng nằm trong việc quan sát và nghiên cứu những gì ta chưa biết.

Cái mà chúng ta gọi là ngành điểu học, thú học (nghiên cứu động vật có vú), thực vật học, so ra với những gì các nhà nghiên cứu tay ngang có thể phát hiện ra và theo đuổi, chỉ là trò trẻ con. Một lý do đằng sau việc này là bởi toàn bộ cấu trúc của việc giảng dạy sinh học (trong đó bao gồm cả thiên nhiên hoang dã) là công cụ để đảm bảo thế độc quyền nghiên cứu giữa những chuyên gia. Tất cả những gì còn thừa lại cho các nhà nghiên cứu tay ngang là những chuyến viễn du mộng tưởng để xác nhận lại những gì các chuyên gia đã biết. Những gì giới trẻ nghiên cứu cần được nghe là con tàu tri thức của họ đang khô kiệt ở một bãi bồi tâm trí và họ cần phải rễ sóng ra khơi tìm tự do.

Theo ý kiến của tôi, việc nghiên cứu thiên nhiên trong phạm trù săn bắn là công việc quan trọng nhất dành cho những người làm nghề quản lý thiên nhiên hoang dã. Thiên nhiên hoang dã vẫn còn một giá trị khác, tuy mới chỉ được một vài nhà sinh thái học biết đến, nhưng lại có giá trị tiềm tàng với toàn thể nhân loại.

Giờ chúng ta đều biết các loài vật có những hành vi bản năng đặc thù mà mỗi cá thể đều không nhận ra, nhưng lại không thể chống lại. Vì thế, dù con thỏ không biết gì về vòng tròn sinh học, nó vẫn là một mắt xích quan trọng trong đó.

Chúng ta không thể quy rút được các hành vi bản năng này từ một cá thể hay trong thời gian ngắn. Việc quan sát kỹ lưỡng một con thỏ duy nhất sẽ chẳng hé lộ cho chúng ta điều gì về vòng đời sinh học. Khái niệm vòng tròn sinh học nảy mầm từ việc quan sát kỹ lưỡng cả một giống loài qua hàng thập kỷ.

Điều này đặt ra một câu hỏi cam go: liệu loài người chúng ta cũng không thể chống lại những hành vi bản năng của giống loài mà chúng ta không hề nhận ra? Liệu các đám đông loạn lạc và chiến tranh, xung đột và cách mạng đều là sản phẩm của các ràng buộc này? Nhiều nhà sử học và triết gia quả quyết lý giải các hành vi đám đông như một tổng thể của các hành vi cá nhân mang tính tự nguyện. Toàn bộ chủ đề về ngoại giao dựa trên suy nghĩ rằng một đảng phái chính trị cũng có các đặc tính của một cá nhân đáng tôn trọng. Mặt khác, một vài nhà kinh tế học lại nhìn toàn thể xã hội như một món đồ chơi của sự tiến triển, và kiến thức của chúng ta đa phần chỉ hình thành sau khi sự đã rồi.

Ta có thể nói rằng sự tiến triển trong xã hội chúng ta có tính tự chủ nhiều hơn xã hội loài thỏ, nhưng ta cũng có thể nói rằng loài người có những hành vi bản năng chưa hề biết đến vì chưa có bối cảnh nào kích động chúng xuất đầu lộ diện, vẫn còn đâu đó những tầng nghĩa khác của những gì chúng ta có thể đã hiểu sai.

Tình trạng hoài nghi về những yếu tố căn bản trong hành vi của xã hội loài người dẫn đến mối quan tâm đặc biệt, kèm theo đó là giá trị đặc biệt, dành cho nhóm sinh vật duy nhất có nét tương đồng với chúng ta: các loài sinh vật bậc cao. Errington cùng những người khác đã chỉ ra giá trị văn hóa tiềm ẩn trong những tương quan giữa chúng ta và các loài này. Trong nhiều thế kỷ, chúng ta không thể truy cập vào thư viện kiến thức giàu có này vì chúng ta không biết nó nằm ở đâu hay tiếp cận như thế nào. Sinh thái học giờ đây đã chỉ cho chúng ta cách tìm kiếm các vấn đề tương tự giữa xã hội loài vật và xã hội loài người. Thông qua việc nghiên cứu một phần nhỏ của quần xã sinh vật, chúng ta có thể đưa ra phỏng đoán về tổng thể. Khả năng thẩm thấu những tầng nghĩa sâu xa này và xem xét chúng một cách nghiêm túc chính là tài đi rừng trong tương lai.

Tóm lại, thiên nhiên hoang dã từng nuôi dưỡng và định hình văn hóa của chúng ta. Nó vẫn tiếp tục cho ta tận hưởng những giờ phút thư thái, nhưng vì chúng ta muốn khai thác sự tận hưởng đó bằng máy móc hiện đại nên ta lại phá hủy đi một phần giá trị của nó. Trái lại, việc khai thác bằng não trạng hiện đại sẽ không chỉ cho ta khoái cảm mà còn cả trí khôn nữa.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 01 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 02 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 03 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 04 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 05 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 06 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 07 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 09 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 10 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 11 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 12 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 13 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 14 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 15 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 16 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 17 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 18 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 19 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 20 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 21 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 22 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
An trú trong hiện tại | Chương 02

An trú trong hiện tại | Chương 02

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

An trú trong hiện tại | Chương 07

An trú trong hiện tại | Chương 07

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Quyền lực đích thực | Chương 07

Quyền lực đích thực | Chương 07

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Niên lịch miền gió cát | Chương 10

Niên lịch miền gió cát | Chương 10

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

Nói với tuổi hai mươi | Chương 05

Nói với tuổi hai mươi | Chương 05

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Đạo phật hiện đại hóa | Chương 03

Đạo phật hiện đại hóa | Chương 03

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Niên lịch miền gió cát | Chương 07

Niên lịch miền gió cát | Chương 07

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

Thiên long bát bộ | Chương 18

Thiên long bát bộ | Chương 18

Trong những tinh phẩm thượng thừa Thiên Long bát bộ luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác của Kim Dung.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.